Phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Cũng như các NHTM khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay’’ Sacombank Cần Thơ đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ngắn hạn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, Sacombank Cần Thơ đã huy động vốn ngắn hạn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

Sacombank Cần Thơ là một ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, đã tích cực chủ động trong mọi hoạt động từ huy động vốn ngắn hạn đến nâng cao quản lý điều hành để hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà Sacombank Cần Thơ đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày càng một tăng, vốn huy động ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động của mỗi năm biến động tăng giảm không đều.

31 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn ngắn hạn Đơn vị tính: 1 triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/6-2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiền gửi của các

TCTD 49.858 4.220 3.202 3.103 2.013 (45.638) (91,54) (1.018) (24,12) (1.090) (35,13) 2. Tiền gửi thanh toán 399.125 340.125 439.683 428.744 568.382 (59.000) (14,78) 99.558 29,27 139.638 32,57 3. Tiền gửi tiết kiệm <

12 tháng 275.215 433.414 476.633 580.143 421.434 158.199 57,48 43.219 9,97 (158.709) (27,36) Tiền gửi không kỳ hạn 17.779 114.075 126.260 183.499 135.112 96.296 541,63 12.185 10,68 (48.387) (26,37) Tiền gửi có kỳ hạn 257.436 319.339 350.373 396.644 286.322 61.903 24,05 31.034 9,72 (110.322) (27,81) 4. GTCG ngắn hạn - 15.100 17.076 2.060 - 15.100 - 1.976 13,09 (2.060) (100,00)

Tổng 724.198 792.859 936.594 1.014.050 991.829 68.661 9,48 143.735 18,13 (22.221) (2,19)

32

Qua bảng 4.2 ta thấy tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng cao so với các loại tiền gửi khác, cũng giống như tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn thì tiền gửi thanh toán qua các năm cũng tăng giảm không đều. Năm 2010 số tiền huy động được là 399.125 triệu đồng những đến năm 2011 giảm xuống còn lại chỉ là 340.125 triệu đồng và năm 2012 tăng lên là 439.683 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 139.638 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 mức tăng tương ứng 32,57%. Tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm lại tăng đều qua từng năm năm tăng cao nhất là 6 tháng đầu năm 2012 mức huy động được là 580.143 triệu

Huy động tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế: các tổ chức kinh tế chủ yếu gửi các khoản tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, thu và chi mua bán hàng hóa, dịch vụ với các tổ chức kinh tế khác. Do vậy, khoản tiền này thường có kỳ hạn ổn định. Đây là loại tiền gửi có chi phí đầu vào tương đối rẻ và ổn định vì các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích để thuận lợi hơn trong giao dịch chứ không phải với mục đích hưởng lãi như tiền gửi tiết kiệm. Cho nên, xu hướng ngày nay các ngân hàng chú trọng nâng cao loại tiền gửi này. Thời gian qua Sacombank chi nhánh Cần Thơ đã chú trọng tới các biện pháp tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã có những biện pháp thực hiện chính sách khách hàng để giữ và phát triển khách hàng, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc rút ngắn thời gian xét duyệt, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, thường xuyên có những buổi tiếp thu ý kiến đóng góp và nắm bắt kịp thời các yêu cầu mới của khách hàng. Ngân hàng chủ yếu thu hút các khách hàng có tiềm năng tài chính tốt, do vậy cùng với nguồn vốn tiền gửi thì số lượng khách hàng của chi nhánh bước đầu có chuyển biến. Trong thời gian qua, chi nhánh đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi trong kinh doanh nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng giảm theo từng năm mà nguyên nhân chủ yếu là do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, do bị ảnh hưởng của lãi suất nên các tổ chức kinh tế không còn muốn gửi tiền vào ngân hàng, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên việc thanh toán giao dịch qua ngân hàng không còn nhiều như trước nữa. Cụ thể năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 399.125 triệu đồng đến năm 2011 giảm xuống còn 340.125 triệu tức giảm 59.000 triệu đồng tương ứng 14,78% đều này cho thấy trong năm 2011 thì lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh 1 cách không ngờ nhưng đến năm 2012 thì tăng lên 99.558 triệu đồng tức đạt 439.683 triệu đồng tương ứng 29,27% chứng tỏ năm 2012 mức tăng không đáng kể nhưng ngân hàng đã có lại lòng tin của người dân. Tuy nhiên năm 2012

33

là 1 năm thị trường tài chính có nhiều diễn biến xấu ảnh hưởng đến hoạt động của hàng loạt các ngân hàng, Sacombank chi nhánh Cần thơ cũng nằm trong xu thế chung của toàn bộ ngành ngân hàng. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 mức tăng là 139.638 triệu đồng tương ứng 32,57% . Khoản mục kế tiếp nguồn vốn huy động ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ là tiền gửi tiết kiệm. Xét về bản chất, đây là phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng. Đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng, huy động vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước. Trong những năm qua, tình hình huy động vốn của chi nhánh từ tiền tiền gửi tiết kiệm của dân cư liên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn, đều này ta sẽ thấy cụ thể năm 2011 tăng 58.199 triệu đồng đạt 433.414 triệu đồng tương ứng tăng 57,48% so với năm 2010, đến năm 2012 đạt 476.633 triệu đồng tăng 43.291 triệu đồng tương ứng 9,97% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 158.709 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt 421.434 triệu đồng tương ứng tăng 27,36% Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Trong khoản mục tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy ngân hàng nên theo dõi nguồn vốn này, xác định một mức tỷ trọng hợp lý để có thể chủ động đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu trung – dài hạn tại địa phương.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất…ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn các ngân hàng cũng cần có hình thức huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động linh hoạt giúp các NHTM có thể chủ động về khối lượng vốn, lãi suất và thời hạn… Tuy nhiên việc phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu hay trái phiếu thường có chi phí cao hơn các nguồn vốn huy động khác. Vì vậy, khi thực hiện huy động vốn từ nguồn này ngân hàng rất thận

34

trọng và cân nhắc, thông thường ngân hàng phát hành loại giấy tờ này trong những thời điểm nhất định khi ngân hàng cần vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Hành Chánh Sacombank Cần Thơ)

Qua biểu đồ 4.2 cho thấy rằng: các loại hình tiền gửi không ổn định. Qua kết quả cho thấy tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động không kỳ hạn thấp ảnh hưởng không nhiều đến ngân hàng, ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn có kỳ hạn. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng tăng giảm cụ thể như sau:

Đối với loại hình tiền gửi không kỳ hạn của tiền gửi tiết kiệm . Loại tiền gửi này khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào đồng thời với loại hình này khách hàng sẽ chấp nhận mức lãi suất thấp. Vì vậy, qua kết quả, cho thấy rằng loại hình tiền gửi không kỳ hạn chưa được khách hàng ưa chuộng nên loại hình này chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt 17.779 triệu đồng chiếm 2,45% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn. Năm 2011 khi tình hình kinh tế ổn định trở lại nên các doanh nghiệp cũng như tổ chức tín dụng đã sử dụng đến loại hình tiền gửi không kỳ hạn các doanh nghiệp sử dụng loại hình tiền gửi không kỳ hạn để thực hiện thanh toán nên năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn tăng lên so 114.075 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tình hình sang sửi của năm 2011 đã làm cho năm 2012 cũng tăng lên so với năm 2011

Đối với tiền gửi có kỳ hạn, loại tiền mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong trường hợp bình thường các ngân hàng vẫn sẽ cho

0 100.000 200.000 300.000 400.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012

6 tháng 2013 Hình 4.2: Biểu đồ tiền gửi theo kỳ hạn tại Sacombank

chi nhánh Cần Thơ

35

khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn.

Qua biểu đồ cho ta thấy rõ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi dưới 12 tháng luôn thu hút được khách hàng nhiều hơn là do thời điểm lúc bấy giờ có nhiều ngân hàng xuất hiện với mức lãi suất huy động ngày càng hấp dẫn nên khi khách hàng gửi với kỳ hạn ngắn thì có thể rút tiền một cách nhanh chóng và chọn lựa ngân hàng có lãi suất cao để đầu tư. Tiếp theo là do lãi suất thường hay biến động nên khách hàng không yên tâm khi gửi với kỳ hạn trên 12 tháng

Tình hình huy động cụ thể như sau: năm 2010 do công tác marketing của ngân hàng còn hạn chế nên trong công tác huy động vốn chưa phát huy hết hiệu quả. Năm 2010 vốn huy động dưới 12 tháng đạt 257.436 triệu đồng. Những năm tiếp theo nền kinh tế sang sửa hơn nên tiền gửi tăng lên không ngừng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể so với năm 2010

Qua kết quả cho thấy được ngân hàng hoạt động chủ yếu theo loại hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn được khách hàng ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, với kết quả phân tích đó chưa nêu bật lên được từng đối tượng khách hàng, chưa cho thấy rõ được đối tượng khách hàng nào trung thành và quan tâm đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng để từ đó ngân hàng đưa ra các chiến lược hay các chương trình đặc biệt để có thể giữ vững được đối tượng khách hàng này, còn đối với đối tượng khách hàng tham gia gửi tiền với số lượng ít hhay ít quan tâm đến hoạt động tiền gửi của ngân hàng để từ đó có những hoạt động marketing, những cuộc nghiên cứu thị trường nhằm vào đối tượng khách hàng đó. Từ đó, nhận biết được nguyên nhân cũng như nguyện vọng của họ để có những giải pháp tốt hơn cho loại hình huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy, phần phân tích tiếp theo sẽ nêu lên tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ngân hàng

4.2.1. Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Như chúng ta đều biết tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có 2 loại huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn huy động trung và dài là quan trọng nhất đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Tuy nhiên đối với Sacombank chi nhánh Cần Thơ thì nguồn vốn huy động trung và dài hạn rất thấp, trong khi đó nguồn vốn huy động ngắn hạn lại chiếm 1 tỷ lệ rất cao.Để hiểu thêm về điều này ta xem xét bảng sau

36 Bảng 4.3: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: 1 triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 - 2013/ 6 - 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động ngắn hạn 724.198 792.859 936.594 1.014.050 991.829 68.661 9,48 143.735 18,13 (22.221) (2,19) Cá nhân 633.323 661.172 759.372 894.883 762.708 27.849 4,40 98.200 14,85 (132.175) (14,77) Doanh nghiệp 90.875 131.687 177.222 119.167 229.121 40.812 44,91 45.535 34,58 109.954 92,27 Vốn huy động trung và dài hạn 330.253 201.410 189.213 192.714 197.195 (128.843) (39,01) (12.197) (6,06) 4.481 2,33 Cá nhân 288.811 167.951 153.411 170.067 151.786 (120.860) (41,85) (14.540) (8,66) (18.281) (10,875) Doanh nghiệp 41.442 33.459 35.802 22.647 45.409 (7.983) (19,26) 2.343 7,00 22.762 101,51 Tổng 1.054.451 994.269 1.125.807 1.206.764 1.189.024 (60.182) (5,71) 131.538 13,23 (17.740) (1,47)

37

Khoản tiền huy động vốn từ nguồn vốn trung và dài hạn là quan trọng nhất đối với bất cứ ngân hàng nào. Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn vốn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là 1 cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Trong tổng nguồn vốn huy động tính theo thời gian, ta thấy hạn mục vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp và khoản mục này các năm đều giảm so với năm sau. Khủng hoảng kinh tế, thua lỗ hàng loạt của doanh nghiệp, lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, giá vàng tăng cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này.

Tuy nhiên qua bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngắn hạn lại không đều nhau cũng như tăng không đáng kể của năm sau so với năm trước cụ thể như sau: năm 2010 đạt 724.198 triệu đồng sang năm 2011 đạt 792.859 triệu đồng tăng 68.661 triệu đồng tương ứng 9,48%, năm 2012 tăng 143.735 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng 18,13% , tương ứng với mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngắn hạn thì nguồn vốn huy động trung – dài hạn lại giảm theo từng năm, năm 2011 giảm 128.843 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 lại giảm so với năm 2011 mức độ giảm 12.197 triệu đồng. Bên cạnh đó thì 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 đối với huy động vốn ngắn hạn từ 1.014.050 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống 991.829 triệu đồng tức giảm 22.221 triệu đồng thì nguồn vốn huy động trung – dài hạn lại tăng lên 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 4.481 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Hành Chánh Sacombank Cần Thơ)

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6 2012

Tháng 6 2013 Hình 4.3: Biểu đồ huy động vốn theo kỳ hạn tại

Sacombank Cần Thơ

38

Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao nhưng ta dễ dàng nhận ra nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)