Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Từ những kết quả đó, ngân hàng sẽ biết được thực tế tình hình hoạt động nói chung và tình hình huy động vốn ngắn hạn nói riêng của mình để tìm thấy những vấn đề cần quan tâm. Từ đó để ra những giải pháp khắc phục khó khăn đồng thời để nâng cao vốn huy động của ngân hàng, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng và cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
45 - Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại thì chỉ tiêu này lớn hơn 70% là tốt. Như vậy, qua kết quả cho thấy vốn huy động trên tổng nguồn vốn rất tốt qua các năm cụ thể, từ bảng 4.8 ta thấy tổng nguồn vốn khá cao nên dẫn đến tỷ số này cũng khá cao có năm lên đến trên 100% cụ thể là năm 2012 tỷ số này đạt 108,18%, 6 tháng đầu năm 2013 cũng lên đến 108,32% trong khi đó 6 tháng đầu năm 2012 cũng đạt 103,76% trong khi đó năm 2010 chỉ đạt 70,24% năm 2011 đạt 72,55%, nhưng ta thấy tỷ lệ này qua từng năm đều tăng lên rõ rệt đều này cho thấy ngân hàng đã rất thành công trong công tác huy động vốn của mình,đều này sẽ rất tốt cho công tác tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này cũng cho biết hoạt động huy động vốn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ cực kỳ hiệu quả và ổn định. Do đó, trong thời gian tới, ngân hàng nên tiếp tục cố gắng để duy trì tỷ số này, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn Cũng giống như tỷ số trên tỷ số vốn huy động không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2010 tỷ số Bảng 4.9: Hiệu quả hoạt động huy động vốn ngắn hạn
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 1.097.790 Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 1.054.451 994.269 1.125.807 1.206.764 1.189.024 Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 724.198 792.859 936.594 1.014.050 991.829 Tiền gửi không kỳ hạn
Triệu
đồng 17.779 114.075 126.260 183.499 135.112 Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 257.436 319.339 350.373 396.644 286.322
TGKKH/TNVHĐNH % 2,45 14,39 13,48 18,10 13,62
TGCKH/TNVHĐNH % 35,55 40,28 37,41 39,11 28,87
NVHĐNH/VHĐ % 68,68 79,74 83,19 84,03 83,42
VHĐ/TNV % 70,24 72,55 108,18 103,76 108,31
46
này là 2,45% những đến năm 2011 tỷ số này tăng lên 14,39% do tình hình kinh tế năm 2011 tương đối ổn định nên khách hàng có lòng tin với ngân hàng cho nên lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng, điều này chứng tỏ ngân hàng đã có chính sách thu hút lượng tiền gửi rất hợp lý, tạo được lòng tin với khách hàng, đến năm 2012 giảm xuống 13,48% do nhà nước đã có những chính sách lãi suất làm cho tình hình kinh tế chậm phát triển, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 lại cũng không nằm ngoài xu hướng chậm phát triển của nền kinh tế tỷ lệ này giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2012 từ 18,10% xuống còn 13,62% . Nhìn chung, tỷ số này của ngân hàng còn thấp, tuy nó giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong việc cấp tín dụng nhưng nhận xét về phương diện khác thì nó chưa mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng vì vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí sử dụng tương đối thấp nên ngân hàng tận dụng tối đa từ nguồn này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.
- Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động ngắn hạn
Qua bảng 4.9 ta thấy tỷ số này tăng lên qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau năm 2010 tỷ lệ này là 35,55% đến năm 2011 tỷ lệ này tăng lên là 40,28% nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống so với năm 2011 là 37,41%, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này là 28,87% thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số này là 39,11%
Tỷ số này cho ta biết vốn huy động có kỳ hạn chiếm cao và là thành phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng sẽ dễ dàng chủ động trong việc cho vay nhưng tỷ lệ này không quá cao chỉ chiếm khoảng 45% nên ngân hàng không phải tổn nhiều chi phí hơn để trả lãi cho khách hàng vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, đều này có thể làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nhìn chung, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ nên ngân hàng không thể chủ động hơn trong việc cung cấp tín dụng, việc còn lại là ngân hàng làm sao để đẩy mạnh thu hút khách hàng đến gửi tiền để chủ động được trong việc cho vay nhằm thu lợi nhuận cho ngân hàng
Qua phân tích trên, nguồn vốn huy động ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ rất cao và tương đối ổn định cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang tiến hành theo đúng hướng, hiệu quả và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ.
47
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ.
5.1. NHẬN XẾT CHUNG VỀ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN
Chỉ với 12 năm hoạt động trên địa bàn Cần Thơ song Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ khách hàng đã biết đến như 1 nơi đáng tin cậy để gửi tiền, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn, các dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng. Hoạt động huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng ngày càng được coi trọng và có những kết quả đáng khích lệ. Không những vậy mức huy động vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định trong tổng nguồn vốn huy động (cụ thể năm 2010 đạt 724.198 triệu đồng chiếm 68.68% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 là 792.859 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,74% tổng nguồn vốn huy động đến năm 2012 có số này đạt 936.594 triệu đồng chiếm đến 83,19% tổng nguồn vốn huy động, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 991.829 triệu đồng chiếm đến 83,42% tổng nguồn vốn huy động nếu so với 6 tháng đầu năm 2012 thì con số này thấp hơn, năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 1.014.050 triệu đồng chiếm đến 84,03% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng). Vốn huy động có kỳ hạn của các năm chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Để đạt được kết quả này là sự nổ lực, phấn đấu của toàn bộ nhân viên và ban lãnh đạo chi nhánh. Với những chiến lược huy động của mình, Sacombank thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn trong thành phố, ngoài ra ngân hàng còn thu hút khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn thành phố. Điều này giúp cho ngân hàng ít bị phụ thuộc vào những khách hàng lớn. Khách hàng nhiều, đa dạng, ngân hàng có thể chủ động để đề ra mức lãi suất, các chi phí đầu vào từ đó cũng chủ động được lãi suất đầu ra.
Tuy Chi nhánh Sacombank Cần Thơ đạt được những thành công nhất định nhưng cũng không tránh khỏi một số thiếu sót sau cần sớm khắc phục.
- Những mặt hạn chế
Trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tỷ trọng các nguồn vốn có 1 số điểm chưa hợp lý.
+ Tỷ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây là 1 trong những bất lợi lớn của chi nhánh vì nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn.
48
Do đó chi nhánh nên đẩy mạnh công tác tiếp thị, công tác khách hàng để tăng khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế qua đó tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp. Trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng khá thấp có năm lại không có trong khi điều kiện chi nhánh đang thiếu nguồn vốn trung và dài hạn là biểu hiện không tốt. Vì thế chi nhánh nên tăng cường phát hành giấy tờ có giá để tăng cường phát hành giấy tờ có giá để tăng cường nguồn vốn cho vay trung và dài hạn.
+ Ta dễ dàng nhận thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Nguồn vốn huy động này làm cho ngân hàng khó chủ động trong việc cấp tín dụng nhưng đây lại là nguồn vốn có chi phí huy động thấp, vì vậy tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn thấp có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, cũng phải có biện pháp hợp lý để tăng tỷ trọng hạn mức tiền gửi này.
+ Tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn chiếm rất thấp (năm 2010 chỉ chiếm 31,32% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 20,26%, năm 2012 chiếm 16,81%, 6 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ tiền gửi trung và dài hạn chiếm 15,97%, đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này tăng lên mức 16,58% tổng nguồn vốn huy động) đều này gây khó khăn rất lớn khi ngân hàng cho vay trung và dài hạn.
Nguyên nhân
- Khủng hoảng kinh tế cùng với lạm phát dẫn đến sự thua lỗ của các doanh nghiệp
- Sự mất giá của đồng tiền và giá vàng ngày càng tăng gây nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn trung và dài hạn.
- Nguồn thông tin, nhất là các thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển theo ngành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời hạn để xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung, dài hạn.
- Thời gian giao dịch của chi nhánh với khách hàng chủ yếu là trong giờ hành chính, chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ, trong các ngày nghỉ
- Trình độ cán bộ nhân viên ở một số bộ phận chưa thực sự đáp ứng yếu cầu nhiệm vụ.
Những thuận lợi và khó khăn trên ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của ngân hàng. Do vậy trong những tháng cuối của năm 2013 và các năm tiếp theo ngân hàng phải biết tận dụng cơ hội để đẩy mạnh huy động vốn trên cơ sở đó giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện để chi nhánh tăng lợi nhuận, tạo uy tín đối
49
với khách hàng. Muốn vậy chi nhánh cần xem xét và đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN NGẮN HẠN
Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trên địa bàn đã hiện diện cơ bản đầy các chi nhánh ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Ngoại Thương, Á Châu, Xuất Nhập Khẩu, An Bình, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Sacombank…Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Ngân hàng hoạt động chủ yếu là phải nhờ vào nguồn vốn huy động được để cao tỷ trọng vốn huy động với chi phí thấp nhất, ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Đối với những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng như nhân tố kinh tế, chính trị, pháp luật...thì ngân hàng cần dự báo tình hình tương lai nền kinh tế để có những chiến lược chống đỡ và đối phó kịp thời với những biến động của nền kinh tế. Còn đối với những nhân tố chủ quan thì ngân hàng có thể kiểm soát được và có thể có những chiến lược, chính sách riêng để thu hút nguồn vốn huy động.
5.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và dịch vụ:
Tăng cường công tác huy động trên địa bàn, đặc biệt là huy động tiền gửi có kỳ hạn nhằm tạo sự chủ động hơn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán mặc dù nguồn tiền này không ổn định như tiền gửi có kỳ hạn nhưng bù lại chi phí huy động thấp.
Để lôi kéo khách hàng, ngân hàng không chỉ thu hút bằng lãi suất mà còn tạo sự thuận lợi an toàn, đồng thời kết hợp với nhiều hình thức huy động vốn mới. Cần đưa ra 1 số sản phẩm dịch vụ để xóa bỏ thói quen để tiền ở nhà của người dân. Người dân có thói quen để tiền ở nhà 1 mặt xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, mặt khác là do có tiền ở nhà sử dụng chủ động hơn, sau cùng là do ngại đi gửi tiền. Vì vậy ngân hàng cần phát triển những tiện ích về việc
50
thanh toán không dùng tiền mặt có phần trội hơn, tiện lợi hơn và ít nguy hiểm hơn là thanh toán dùng tiền mặt. Như từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 chi nhánh đã đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng như: tháng 10/2011: Cơn Lốc Tỷ Phú, 01/12/2011: Tỷ phú 2012, 01/2012: Nhận quà ngay – Quay trúng lớn, 05/2012: Hè rộn rang – Ngàn quá tặng, 09/2012: Gửi tiền – Trúng liền, 02/01/2013: Xuân Đắc Lộc – Tết phát tài, 03/2013: Hè rộn rang – Ngàn niềm vui.
Cần cải tiến thời gian làm thủ tục gửi tiền, làm các dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng, cần kết hợp song hành giữa khấu kế toán và khâu ngân quỹ để rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức trả lãi cho khách hàng. Ví dụ như ngân hàng có thể chuyển lãi qua tài khoản thẻ của khách hàng giúp cho khách hàng giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian hoặc khách hàng có thể nhận lãi ngoài giờ làm việc của ngân hàng.
5.2.2. Marketing ngân hàng
+ Đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì:
Giữ tốt mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ hai chiều thân thiết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Ngân hàng cho các tổ chức vay vốn kinh doanh khi thu được kết quả ngoài việc thanh toán nợ cho ngân hàng, họ sẽ sử dụng thêm các dịch vụ của ngân hàng như thanh toán quốc tế, chi trả lương cho công nhân, mua bán ngoại tệ…..
Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, nhằm đưa ra các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn nhưng không quá phức tạp.
Trong các dịp lễ, tết, kỷ niệm ngân hàng cần tặng quà, để chúc mừng nhằm củng cố mối quan hệ ngày càng bền chặt hơn. Đây cũng là cử chỉ thể hiện sự quan tâm, hiếu khách của ngân hàng đối với khách hàng
+ Đối với những khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch với ngân hàng thì việc tạo ấn tượng khởi đầu tốt đối với khách hàng là hết sức cần thiết
Những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi phải được đào tạo 1 cách chuyên nghiệp, nhiệt tình vui vẻ, tận tâm đối với khách hàng
Tuy có một số nghiệp vụ không mang lại lợi ích cho ngân hàng ở hiện tại nhưng nó có thể sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng trong tương lai. Chẳng hạn