(Sacombank) Chi nhánh Cần Thơ.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có tên giao dịch quốc tế là Sai Gon Commercial Joint Stock Bank - được thành lập ngày 21/12/1991 theo giấy phép hoạt động số 0006/NHGP ngày 15/12/1991 do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 05/GPUB ngày 03/01/1992 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp trên cơ sở sát nhập bốn tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng Phát triển kinh tế quận Gò Vấp, Trung tâm Tín dụng Tân Bình, Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Hợp tác xã tín dụng Thành Công với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng với khoảng 100 nhân viên và hoạt động chủ yếu tại vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21 tháng 12 năm 1991.
Trụ sở chính đặt tại 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 39 320 420
Fax: (84-8) 39 320 424
Webside: www.Sacombank.com.vn
Ngày 12/7/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cố phiếu của các Ngân hàng TMCP khác.
Sacombank đã chính thức ra mắt Tập đoàn Sacombank vào ngày 16/5/2008, trong đó Sacombank đóng vai trò hạt nhân. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập mang tính chiến lược của Sacombank và nhóm các công ty thành viên
15 Thành viên trực thuộc bao gồm:
Công ty Khai thác Nợ và Quản lý Tài sản - SBA
Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SBL
Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SBS
Công ty Kiều hối Sài Gòn Thương Tín - SBR
Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc, đá quý Sài Gòn Thương Tín
Một công ty liên kết (công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam - VFM) và một công ty liên doanh (công ty TNHH Đầu tư SBS toàn cầu).
Việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặc trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu mối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương.
Với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, vốn điều lệ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã tăng lên 5.116 tỷ đồng (năm 2008) và trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam. Sacombank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 12.740 tỷ đồng, Tổng tài sản đạt 140.137 tỷ đồng với hơn 430 điểm giao dịch 47/63 tỉnh thành trên cả nước và khu vực Đông Dương, trong đó có một ngân hàng con và ba chi nhánh tại Campuchia, một chi nhánh tại Lào.
Với những nổ lực và phát triển, Sacombank đã nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng trong nước và quốc tế như: “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam’’ do Global Finance bình chọn, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam’’ do Asia Banker bình chọn, “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm” cho các báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010 do Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM và Báo Đầu tư chứng khoán tổ chức với sự tài trợ của Dragon Capital…cùng nhiều bằng khen và giải thưởng khác
Sacombank đã xây dựng hạ tầng công nghệ ngân hàng tiên tiến, nâng cao ngăn lực quản trị, điều hành hoạt động và phát triển bền vững. Bằng chứng là năm 2009 Sacombank đã hoàn tất nâng cao hệ thống ngân hàng lõi từ smartbank
16
lên T24 phiên bản R8 và đến tháng 4 năm 2012 đã nâng cấp lên phiên bản R11. Ngoài ra tháng 3 năm 2008 Sacombank còn xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dự liệu dự phòng
Đội ngũ nhân viên hơn 10.000 cán bộ, đa số nhân viên tuổi đời trẻ, hầu hết năng động, sáng tạo, được đào tạo chuyên môn và đầy nhiệt huyết, rất nhiệt tình với công việc và luôn nổ lực không ngừng mang đến cho khách hàng các dịch vụ Ngân hàng với chất lượng tốt nhất. Tất cả những điều đó đã tạo nên tiềm lực vững chắc góp phần quan trọng đưa Sacombank tự tin vững bước trên con đường tiến tới mục tiêu: “Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại nhất Việt Nam”.
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ.
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Thạnh Thắng.
Sacombank Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau:
- Công văn số 2583/VB ngày 13/9/2001 về việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được mở Chi nhánh cấp một tại Cần Thơ.
- Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y sát nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
- Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập Chi nhánh cấp một tại Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ.
Ngày 11/11/2011, Sacombank Cần Thơ dời trụ sở chính về địa chỉ số 95- 97-99 Võ Văn Tần, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Hiện tại Sacombank Cần Thơ có 9 điểm Giao dịch (trong đó có 1 Chi nhánh và 8 phòng Giao dịch) như sau
17
Sacombank Cần Thơ: 95 – 97 – 99 Võ Văn Tần, phường Tân An, Quận
Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Số điện thoại: 07103843295. Fax: 843294. Email: www.sacombank.com.vn
Phòng giao dịch Cái Răng: số 415-418 Quốc lộ 1A, phường Lê Bình, quận
Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Phòng giao dịch 3 tháng 2: số 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận
Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Phòng giao dịch An Phú Cần Thơ: số 228/1C-228/1Đ đường Trần Hưng
Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Phòng giao dịch Cái Khế: số 81-83 đường Trần Văn Khéo, phường Cái
Khế, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Phòng giao dịch Trà Nóc: số 34A2 KCN Trà Nóc 1, phường Trà Nóc quận
Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
Phòng giao dịch Ô môn: số 956/6 đường 26/3, phường Châu Văn Liêm,
quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ.
Phòng giao dịch Thốt Nốt (tiềm năng): số 314 Quốc lộ 91, ấp Long Thạnh
A, Q. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.
Phòng giao dịch Vĩnh Thạnh: số 1315B-1315C ấp Vĩnh Quới, thị trấn
Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ.
Với địa bàn hoạt động có nhiều cơ sở kinh doanh và ngành nghề truyền thống, Chi nhánh phát triển mạnh đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các khu công nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân, bên cạnh các sản phẩm truyền thống là cho vay công nghiệp.
Sacombank được khách hàng biết đến với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, am hiểu nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác phục vụ khách hàng. Sacombank được xem là Ngân hàng TMCP rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ cá nhân, định hướng Sacombank sẽ trở thành một trong những Ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam với phương châm: “Nhanh chóng - An toàn - Hiệu quả”.
18
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình nhân sự.
a. Cơ cấu tổ chức.
(Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh Sacombank Cần Thơ)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sacombank Chi nhánh Cần Thơ PGD Ô Môn PGD An Phú Cần Thơ PGD Cái Khế PGD 3 tháng 2 PGD Cái Răng PGD Trà Nóc PGD Thốt Nốt tiềm năng PGD Vĩnh Thạnh Phòng Cá nhân và Doanh nghiệp Phòng Doanh nghiệp Phòng Hỗ trợ kinh doanh Bộ phận Kinh doanh tiền tệ Phòng Kế toán - Hành chánh Bộ phận Quản lý tín dụng Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Giao dịch và Ngân quỹ Bộ phận Kế toán Bộ phận Hành chánh Phòng Giao dịch Phó Giám đốc (Phụ trách các PGD) GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc (Phụ trách nội nghiệp)
19
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Bộ máy tổ chức của Sacombak được quy định tại điều 5 của quy chế tổ chức bộ máy chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh cấp 1, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc bao gồm các bộ phận sau:
Giám đốc Chi Nhánh: Có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc Chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho các bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát các nội dung phân quyền.
Phó Giám đốc Chi Nhánh: Có chức năng giúp Giám đốc điều hành
hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. Chức năng này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của Tổng Giám đốc có ý kiến của Hội đồng quản trị. Hiện nay Sacombank Cần Thơ có 2 Phó Giám đốc.
o Phó Giám đốc Nội Nghiệp: phụ trách hoạt động của Chi nhánh, kiểm soát hoạt động của Chi nhánh, thưa ủy quyền của Giám đốc chỉ đạo trong trường hợp Giám đốc đi công tác.
o Phó Giám đốc phụ trách các PGD: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các PGD, đảm bảo hoạt động của PGD đúng với phương hướng hoạt động của Chi nhánh.
Phòng Doanh Nghiệp
Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng.
Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bão lãnh.
Nghiên cứu hồ sơ, phân tích, thẩm định và đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay
Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay
Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.
Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn
20
Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm quy định của Ngân hàng.
Xây dựng kế hoạch tháng, năm, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám Đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác
Phòng Cá Nhân
Chức năng và nhiệm vụ giống như phòng doanh nghiệp nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân. Ngoại trừ chức năng thứ 3 được bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng, tham gia việc thực hiện giải ngân thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của ngân hàng.
Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh: Gồm 3 bộ phận chính. o Bộ phận Quản Lý Tín Dụng:
Kiểm soát hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng
Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
o Bộ phận Thanh Toán Quốc Tế
Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế
Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.
Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.
o Bộ phận Giao Dịch và Ngân Quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
21
Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của Chi nhánh.
Bộ phận kinh doanh tiền tệ
Cập nhật thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngoại hối nhằm mục đích sinh lợi cho ngân hàng theo kế hoạch, cụ thể như sau: phối hợp với phòng kinh doanh ngoại hối, phòng kinh doanh vốn, trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc. Xây dựng kênh phân phối phát triển các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến các đơn vị chi nhánh. Đảm bảo trạng thái ngoại hối theo quy định của ngân hàng, phản hồi các thông tin kịp thời, báo cáo định kỳ về kết quả kinh doanh tiền tệ
Phối hợp phòng kinh doanh ngoại hối, phòng kinh doanh vốn để nghiên cứu phát triển các sản phẩm phát sinh
Tham mưu cho Ban Giám Đốc chi nhánh.
Điều hành lãi suất, thanh khoản tại chi nhánh, phòng giao dịch. Quản lý hoạt động chuyển vàng nội địa, chuyển tiền kiều hối tại chi nhánh
Thực hiện bán chéo các sản phẩm, dịch vụ
Phòng Kế Toán -Hành Chánh
o Bộ phận Kế Toán
Có chức năng hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán đối với các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh, đồng thời quản lý chi phí điều hành, quản lý thanh khoản, kho quỹ bảo quản và sử dụng khuôn mẫu của chinh nhánh.
o Bộ phận Hành chánh
Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lí, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh; kiểm kê tài sản; theo dõi thực hiện chi phí điều hành; tổ chức và theo dõi, kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy; quản lý nhân sự.
Phòng Giao Dịch:
Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với quy định của ngân hàng. Tổ chức hạch toán kế toán và đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định ngân hàng. Thực hiện công tác
22
tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với địa bàn hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch
Tổ chức công tác quản lý hành chánh và đảm bảo an toàn, an ninh tài sản, theo dõi tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời phòng giao dịch cần thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị.
c. Chức năng hoạt động của Sacombank Cần Thơ
Sacombank Cần Thơ là trung tâm huấn luyện, điều phối vốn, quản lý máy tính phân vùng tập trung, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Sacombank Cần