Khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 41)

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn là không thể không nhắc đến, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó, ngân hàng Sacombank chủ yếu kinh doanh tiền tệ nên vốn được xem là 1 trong những yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất của ngân hàng. Ngân hàng là trung gian tài chính sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, do vậy ngân hàng thường có tỷ trọng vốn huy động là cao nhất trong tổng nguồn vốn.

Với tình hình kinh tế qua 3 năm và 2 quý đầu (2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) thường xuyên biến động, gây khó khăn cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, thêm vào đó trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ tình hình huy động vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt do các ngân hàng trong TP đua nhau mở các chi nhánh, phòng giao dịch và thường xuyên thực hiện những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn thì yếu tố lãi suất và sự đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi cũng là những yếu tố thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Đối với ngân hàng Sacombank Cần Thơ trong những năm qua mặc dù chịu nhiều sức ép từ tình hình kinh tế chung và từ sự cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong công tác HĐV ngân hàng vẫn có lượng khách hàng tham gia gửi tiền tăng giảm liên tục theo các năm. Mặt khác, ngân hàng đã có nhiều chương trình vì cộng đồng nên đã phần nào tạo được lòng tin cho khách hàng, giúp khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn như các chương trình tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên….Với những chương trình vì cộng đồng nên đã giúp ngân hàng ngày càng chiếm giữ được ví trí trong lòng khách hàng.

Sau đây ta xem xét cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013

27 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: 1 triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2012/2011 6-2013/6-2012 2010 2011 2012 Tháng6 2012 Tháng6 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.054.451 994.269 1.125.807 1.206.764 1.189.024 (60.182) (5,71) 131.538 13,23 (17.740) (1,47) Vốn điều chuyển 417.192 349.699 (119.547) (75.668) (135.836) (67.493) (16,18) (469.246) (134,19) (60.168) 79,52 Vốn khác 29.630 26.510 34.386 31.937 44.602 (3.120) (10,53) 7.876 29,71 12.665 39,66 Tổng nguồn vốn 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 1.097.790 (130.795) (8,71) (329.832) (24,07) (65.243) (5,61)

28

Thực tế cho thấy rằng đối với bất kỳ NHTM nào thì vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ 3 nguồn: vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng qua tuần năm liên tục biến động tăng giảm không đều nhau qua các năm cụ thể như: tổng nguồn vốn trong năm 2010 đạt 1.501.273 triệu đồng thì năm 2011 giảm xuống còn 1.370.478 triệu động tức giảm 130.795 triệu đồng tương ứng 8,71% nguồn vốn này giảm nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn huy động năm 2011 giảm tới 60.182 triệu đồng tương ứng 5,71%, nguồn vốn điều chuyển giảm 67.493 triệu đồng tương ứng 16,18% so với năm 2010. Tuy nhiên các nguồn vốn khác cũng giảm nhưng với mức độ giảm thấp hơn so với 2 nguồn vốn trên. Nguyên nhân là do trong năm 2011 khi chỉ số tiêu dùng (CIP) liên tục tăng tạo sức ép lên lãi suất và nguồn vốn huy động bằng tiền đồng sụt giảm, tâm lý do ngại tiền đồng mất giá trước sức ép của lạm phát, nên không ít người đã chuyển sang nắm giữ ngoại tệ hay vàng, với những sự kiện trên đã khiến dòng tiền tiết kiệm từ dân cư giảm, tỷ lệ nguồn vốn điều chuyến năm trước cao 1 phần do chính sách huy động của ngân hàng không hấp dẫn được khách hàng, do cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn nên số lượng nguồn vốn huy động không đủ nhu cầu cần vốn của người dân. Điều này sẽ không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đến năm 2012 nguồn vốn là 1.040.646 triệu đồng giảm 329.832 triệu đồng so với năm 2011 tức giảm 24,07% . Tổng nguồn vốn giảm nhưng nguồn vốn huy động tăng từ 944.296 triệu động tăng lên 1.125.807 triệu đồng. Năm 2012 nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới. Suy thoái của khu vực đồng tiền chung châu âu Eurozon cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tốn kho ở mức cao, tình trạng bất động sản bị đóng băng. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Do đó, người dân có xu hướng tiết kiệm đồng tiền, dẫn đến nguồn vốn huy động gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguồn vốn giảm là do vốn điều chuyển giảm đến 469.246 triệu đồng tức giảm 134,19% so với năm 2011 là do nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, các ngành nghề bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp hoạt động trì trệ, ngưng hoạt động và phá sản, lạm phát trong nước cao, dẫn đến lãi suất tăng theo,từ những nguyên nhân trên, các

29

doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn, nhu cầu vốn trong nước không còn sôi nổi như trước, vì thế ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ đã điều chuyển vốn về ngân hàng cấp trên.

Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cũng không mấy khả quan nguồn vốn huy động giảm 17.740 triệu đồng tức giảm 1,47% so với 6 tháng năm 2012, bên cạnh nguồn vốn huy động giảm thì vốn điều chuyển cũng giảm dẫn đến tổng nguồn vốn cũng giảm từ 1.163.033 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 xuống 1.097.790 triệu đồng tức giảm 65.243 triệu đồng tương đương 5,61% ở 6 tháng đầu năm 2013 nhưng nguồn vốn lại tăng từ 31.937 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 44.602 triệu đồng tức tăng 12.665 triệu đồng tương ứng 39,66%. Một lần nữa cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2012 mà đặc biệt là cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu đã ảnh hưởng đến 6 tháng đầu năm 2013. Như vậy cho ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 cả nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển điều giảm cho thấy nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

: Nguồn vốn huy động : Nguồn vốn điều chuyển : Nguồn vốn khác

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Hành Chánh Sacombank Cần Thơ)

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tại Sacombank cần Thơ 70% 28% 2% Năm2010 73% 25% 2% Năm 2011 88% -9% 3% Năm 2012 92% -6% 2% 6 tháng năm 2012 87% -10% 3% 6 tháng năm 2013

30

Chúng ta đều biết ngân hàng dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động để phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như tín dụng, như vậy cho thấy nguồn vốn huy động rất quan trọng đối với ngân hàng vì vậy nó cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn

Qua biểu đồ trên ta thấy vốn huy động rất ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 70% trong tổng nguồn vốn năm 2011 chiếm 73% của tổng nguồn đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 88% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng này của 6 tháng đầu năm 2013 là 87% tổng nguồn vốn, tỷ trọng này thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 92% của tổng nguồn vốn. Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp ngân hàng luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tình hình ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay, chi nhánh phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng nguồn vốn huy động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)