Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm

Một phần của tài liệu thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Trang 62 - 64)

pháp luật về ngân hàng liên doanh 3.1 Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

3.4.1.3 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm

Một điểm mới quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2005 là điều chỉnh “quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. Từ quy định như vậy, từ ngày 01/01/2006 quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005. Một trong những vấn đề của Bộ luật Dân sự năm 2005 liên quan đến hoạt động ngân hàng là quy định về lãi suất. Bộ luật Dân sự quy định mức tối đa đối với lãi suất vay: “ Lãi suất cho vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150 % của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công

bố đối với loại cho vay tương ứng” (Khoản 1 Điều 476). Nói cách khác, thoả thuận về lãi suất cho vay cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định là trái pháp luật. Quy định này còn chưa phù hợp với nhiều quy định pháp luật khác và hạn chế sự chủ động của hoạt động ngân hàng. Thực tế, mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được xác định trên cơ sở lãi suất tiền gửi, chi phí huy động vốn, thời hạn vay, uy tín của khách hàng…và chịu tác động của hoạt động cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngân hàng, vì vậy các tổ chức tín dụng xác định mức lãi suất cho vay khác nhau đối với từng loại khách hàng khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, việc khống chế mức lãi suất trần cho vay là không cần thiết. Hơn nữa, quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về lãi suất không khả thi. Trong các tháng gần đây, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đều công bố mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm. Như vậy, mức lãi suất vay trong các hợp đồng tín dụng vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản nêu trên tức khoảng 12,375%/năm sẽ là vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Hậu quả, là nếu thực hiện theo đúng quy định này của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hàng loạt các quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng sẽ bị ách tắc vì một quy định thiếu tính khả thi. Để giải quyết vấn đề này, cần sửa đổi Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng không áp dụng quy định này với các hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Sau nữa là vấn đề về bảo đảm tiền vay thông qua việc cầm cố tài sản. Theo quy định tại Điều 324 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì một tài sản có thể được dùng để làm bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ dưới các hình thức như: cầm cố, thế chấp tài sản…Bộ luật Dân sự cũng quy định rõ nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong các trường hợp một tài sản được dùng để làm bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ, theo đó tại khoản 2 Điều 325 quy định trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán. Quy định này là bước đổi mới rất lớn của luật pháp, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng

khả năng tiếp cận tín dụng, song cũng đặt ra những rủi ro không nhỏ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và có dấu hiệu cho thấy các quy định này chưa hẳn phù hợp với hoạt động của tổ chức tín dụng. Với quy định này, trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận cầm cố tài sản mà không thực hiện đăng ký (trên thực tế tổ chức tín dụng khi nhận cầm cố - giữ các tài sản cầm cố, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như vàng, kim khí quý, đá quý…đều không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm), tài sản cầm cố đó lại được dùng để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho một chủ nợ khác và chủ nợ này đã tiến hành việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì chủ nợ nhận thế chấp có đăng ký giao dịch bảo đảm này sẽ được ưu tiên thanh toán trước tổ chức tín dụng, cho dù tổ chức tín dụng đã nhận cầm cố tài sản trước. Hơn nữa, trong khi các tổ chức tín dụng không ngừng hoàn thiện, đơn giản hoá thủ tục tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận vốn tín dụng, đưa nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh phát triển kinh tế thì quy định này sẽ dẫn đến thực tế là các tổ chức tín dụng phải thực hiện đăng ký tất cả giao dịch cầm cố tài sản và như vậy thủ tục cho vay có thể sẽ phải kéo dài hơn, rõ ràng đây là hạn chế cần phải được xem xét. Để khắc phục, hạn chế rủi ro có thể phát sinh đối với các tổ chức tín dụng khi nhận cầm cố tài sản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng nhanh chóng, Điều 325 Bộ luật Dân sự cần có sự sửa đổi, bổ sung theo đó xác định trong trường hợp tài sản cầm cố (là kim khí quý, đá quý, tín phiếu…) thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản phải có quyền ưu tiên cao nhất.

Một phần của tài liệu thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w