Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng liên doanh

Một phần của tài liệu thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Trang 60)

pháp luật về ngân hàng liên doanh 3.1 Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

3.4.1Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng liên doanh

ngân hàng liên doanh

Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam được xây dựng và thiết kế theo mô hình đa sở hữu (thông qua các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và của nhân dân). Do vậy cùng một lúc, ngân hàng liên doanh chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD, Luật Ngân hàng Nhà nước và các Luật tương ứng với hình thức sở hữu của loại hình ngân hàng này như Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư. Đặc trưng này đặt ra yêu cầu thống nhất hoá pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh vừa là công việc trước mắt vừa là công việc thường xuyên lâu dài.

Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam được xây dựng và thiết kế theo mô hình đa sở hữu (thông qua các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và của nhân dân). Do vậy cùng một lúc, ngân hàng liên doanh chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD, Luật Ngân hàng Nhà nước và các Luật tương ứng với hình thức sở hữu của loại hình ngân hàng này như Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư. Đặc trưng này đặt ra yêu cầu thống nhất hoá pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh vừa là công việc trước mắt vừa là công việc thường xuyên lâu dài. Điều 20 Khoản 4 Luật các TCTD quy định: Tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Theo Điều 105 Khoản 1.a Luật các TCTD thì Tổ chức tín dụng liên doanh với nước ngoài là tổ chức tín dụng nước ngoài. Trong khi đó; Điều 7 khoản 5 nghị định 22/2006/NĐ-CP quy định: “ Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam”. Quy định tại hai văn bản này sẽ dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng quy định về tư cách pháp nhân của ngân hàng liên doanh. Điều đó dẫn tới một hậu quả pháp lý là các quy định pháp luật về ngân hàng liên doanh mâu thuẫn nhau dẫn tới triệt tiêu nhau, làm giảm tính hiệu quả và tính hấp dẫn của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó có ngân hàng liên doanh. Do vậy, Điều 20 khoản 4 Luật các Tổ chức tín dụng cần được sửa đổi cho phù hợp với Điều 7 khoản 5 khắc phục tình trạng mâu thuẫn trong các luật hiện nay.

Một phần của tài liệu thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Trang 60)