Kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng liên doanh tại một số nước

Một phần của tài liệu thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

pháp luật về ngân hàng liên doanh 3.1 Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

3.2. Kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng liên doanh tại một số nước

Tại Inđônêxia, vào giai đoạn đầu những năm 1953, Chính phủ Inđônêxia đã thi hành nhiều chính sách khuyến khích loại hình ngân hàng liên doanh được thành lập như không quy định vốn điều lệ tối thiểu, cho phép ngân hàng nước ngoài được liên doanh với mọi loại hình ngân hàng tại Inđônêxia, ngân hàng liên doanh được chuyển 100% lợi nhuận thu được ra nước ngoài mà không phải chịu thuế…Mặc dù khuyến khích việc thành lập các ngân hàng liên doanh song Chính phủ Inđônêxia cũng có chính sách quản lý các ngân hàng liên doanh khá chặt chẽ không quy định mức vốn tối thiểu nhưng Chính phủ Inđônêxia hướng các ngân hàng liên doanh phải có mức vốn điều lệ đủ để bù đắp rủi ro; chỉ cho phép liên doanh với các ngân hàng lớn, tầm cỡ trên thế giới. Để đảm bảo việc quản lý tốt các ngân hàng liên doanh, Chính phủ Inđônêxia chỉ cho phép các ngân hàng liên doanh được thành lập tại Jakata nhằm tăng cường trong việc đáp ứng các dịch vụ ngân hàng tại các trung tâm kinh tế thương mại; chủ yếu hướng các ngân hàng liên doanh vào các hoạt động đối ngoại, tăng cường các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền và đặc biệt là khuyến khích cao dộ việc thu hút vốn từ nước ngoài để đầu tư vào Inđônêxia.

Cùng với Inđônêxia, Trung Quốc là nước khá thành công trong việc quản lý và sử dụng các ngân hàng liên doanh vào phát triển kinh tế. Vào thời kỳ đầu, Trung Quốc chỉ cho phép các ngân hàng liên doanh được thành lập tại các khu kinh tế hoặc các tỉnh, thành phố vùng duyên hải với mục đích giúp cho các đặc khu kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn có điều kiện thu hút được nhiều vốn đầu

tư nước ngoài cũng như tăng cường các dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Chính phủ Trung Quốc quy định mức vốn điều lệ cho các ngân hàng liên doanh khá cao (30 triệu USD) nên ngay sau khi được thành lập các ngân hàng này đều là các ngân hàng có tiềm lực dồi dào, có khả năng tài chính tốt. Các ngân hàng liên doanh tại Trung Quốc được tham gia hoạt động trên các thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái, được tham gia các hoạt động chiết khấu và tái chiết khấu với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có nhiều quy định chi tiết và chặt chẽ đối với các ngân hàng liên doanh như các ngân hàng liên doanh phải ký quỹ dự trữ bắt buộc với một tỷ lệ nhất định trên vốn huy động của mình; không được huy động vốn trong nước vượt quá 40% tổng số vốn huy động…

Tóm lại, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với các ngân hàng liên doanh ở một số nước như Inđônêxia, Trung Quốc có một số vấn đề chủ yếu như: Cả hai nước Inđônêxia và Trung Quốc đều thấy rõ những hạn chế của ngân hàng liên doanh nên đã có một số giải pháp cơ bản giống nhau. Để giảm đi sự phức tạp trong các ngân hàng liên doanh và nhằm tạo ra những kênh an toàn trong việc thu hút vốn từ nước ngoài, hầu hết các ngân hàng liên doanh tại Inđônêxia và Trung Quốc đều là ngân hàng liên doanh giữa hai bên: một bên là các ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực kinh tế với một bên là các ngân hàng thương mại có tầm cỡ trên thế giới. Inđônêxia và Trung Quốc hướng hoạt động của các ngân hàng liên doanh vào các lĩnh vực mà nền kinh tế quốc dân đang cần, trong khi các ngân hàng thương mại trong nước chưa đủ sức thực hiện đặc biệt là các hoạt động mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nền kinh tế như hoạt động bằng ngoại tệ…

Tuy nhiên, chủ trương cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh, biện pháp quản lý và sự điều chỉnh các quy định trong quá trình quản lý ở hai nước khác nhau: Inđônêxia với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, chiến lược phát triển kinh tế mở cửa hướng ngoại ngay sau khi giành độc lập nên đã khuyến khích tối đa sự có mặt của các ngân hàng liên doanh. Vào giai đoạn sau, khi các

ngân hàng thương mại trong nước dần phát triển đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thì nước này thu hẹp dần sự có mặt và hoạt động của các ngân hàng liên doanh. Khác với Inđônêxia, Trung Quốc luôn đề cao vai trò ngân hàng thương mại nội địa nên việc cho phép thành lập và quản lý chúng có nhiều vấn đề chặt chẽ hơn Inđônêxia. Trung Quốc mở dần mạng lưới hoạt động của các ngân hàng liên doanh tương ứng với sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại trong nước nên nền kinh tế không bị xáo trộn, các luồng vốn đầu tư được hấp thụ dần dần.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và dịch vụ Internet đã dẫn đến sự gia tăng các hoạt động tài chính tiền tệ quốc tế đồng thời định ra xu hướng phát triển thị trường tài chính tiền tệ quốc tế nói chung và các ngân hàng trên thế giới nói riêng. Trong đó đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng phát triển này là hiện tượng sáp nhập, hợp nhất, mua bán các ngân hàng ngày càng tăng lên nhằm mục tiêu làm cho các hoạt động ngân hàng có hiệu quả hơn, tăng khả năng tài chính và cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trước xu thế đó thì sự liên doanh giữa các ngân hàng là một xu thế tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống ngân hàng. Xu hướng này tác động mạnh mẽ đến định hướng xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Theo Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển mô hình ngân hàng thương mại đa năng; tăng cường năng lực thể chế của ngân hàng thương mại cụ thể là mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Việc tham khảo, học hỏi các kinh nghiệm của Inđônêxia và Trung Quốc trong việc điều chỉnh pháp luật đối với ngân hàng liên doanh và những tác động của xu thế phát triển của ngân hàng liên doanh trên thế giới tạo ra cơ sở cho Việt

Nam xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng liên doanh hoạt động an toàn và hiệu quả.

3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w