pháp luật về ngân hàng liên doanh 3.1 Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam
3.4.1.1 Sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD
- Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung điều khoản mới, khắc phục mâu thuẫn trong quy định về tư cách pháp nhân của ngân hàng liên doanh trong các Luật. Điều 20 Khoản 4 Luật các TCTD quy định: Tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Theo Điều 105 Khoản 1.a Luật các TCTD thì Tổ chức tín dụng liên doanh với nước ngoài là tổ chức tín dụng nước ngoài. Trong khi đó; Điều 7 khoản 5 nghị định 22/2006/NĐ-CP quy định: “ Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam”. Quy định tại hai văn bản này sẽ dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng quy định về tư cách pháp nhân của ngân hàng liên doanh. Điều đó dẫn tới một hậu quả pháp lý là các quy định pháp luật về ngân hàng liên doanh mâu thuẫn nhau dẫn tới triệt tiêu nhau, làm giảm tính hiệu quả và tính hấp dẫn của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó có ngân hàng liên doanh. Do vậy, Điều 20 khoản 4 Luật các Tổ chức tín dụng cần được sửa đổi cho phù hợp với Điều 7 khoản 5 khắc phục tình trạng mâu thuẫn trong các luật hiện nay.
Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “ Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn hoạt động của ngân hàng nhưng vốn điều lệ có vai trò quan trọng, là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng như : mức cho vay tối đa với một khách hàng, mức tối đa hùn vốn cổ phần liên doanh của ngân hàng với các đối tác khác. Nó là điều kiện quy định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có.
Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Chính phủ quy định mức vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh đến năm 2008 phải đạt là 1000 tỷ đồng tương đương với 63 triệu USD, đến năm 2010 tăng lên 3000 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ mới nhằm nâng cao hoạt động của ngân hàng liên doanh, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện kinh tế mới nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Nếu các ngân hàng liên doanh đến ngày 31/12/2007 không đạt được số vốn điều lệ nêu trên có thể sẽ phải giải thể. Đến năm 2008, những hạn chế cam kết của Việt Nam tại lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ và sự phân biệt đối xử sẽ bị loại bỏ căn bản, khi đó sự đầu tư của các công ty tài chính - ngân hàng của Mỹ và nhiều quốc gia khác sẽ mạnh mẽ hơn nữa, nếu không có sự điều chỉnh cần thiết tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng trong đó có ngân hàng liên doanh sẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng thương mại trong nước mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Như vậy, số vốn điều lệ quy định này còn chưa đáp ứng được các yêu cầu chuẩn mực quốc tế, hạn chế đến khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng. Vì vậy, cần ban hành quy chế tăng vốn điều lệ đối với ngân hàng liên doanh. Vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh hiện nay phải tăng lên nhiều nhằm tăng cường khả năng hoạt động, tăng cường các hoạt động vay vốn từ nước ngoài để đầu tư trong nước, tăng cường mức độ an toàn trong hoạt động, mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động.