Để nghiên cứu thực trạng chúng tôi điều tra trên 200 sinh viên thuộc 2 khoa tự nhiên và khoa xã hội của trường CĐSP Lào Cai. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành tham khảo ý kiến của 30 cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trong trường. Trong đó: 8 cán bộ quản lý và 22 giảng viên, GVCN.
Bảng 1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Khoa Khoa tự nhiên (103) Khoa xã hội (97) Chung hai khoa (200)
Giới tính SL % SL % SL %
Nam 48 46,6 33 34,1 81 40,5
Nữ 55 53,4 64 65,9 119 59,5
3.1.1.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về TNXH trong học đường
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về TNXH chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 trong phiếu điều tra (xem phụ lục 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về các TNXH
STT Các tệ nạn Khoa tự nhiên Khoa xã hộiSL % SL % SLChung%
1 Ma tuý 99 96,1 94 96,9 193 96,5 2 Mại dâm 99 96,1 96 98,9 195 97,5 3 Mê tín dị đoan 52 50,5 45 46,3 97 48,5 4 Cờ bạc số đề 96 93,2 83 85,6 179 89,5 5 Cá độ bóng đá 66 64,1 66 68,0 132 66,0 6 Trộm cắp 89 86,4 83 85,6 172 86,0
Kết quả trên được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 1:
Qua kết quả bảng 2 cho thấy đa số sinh viên trường CĐSP Lào Cai đó cú nhận thức đúng về các TNXH. Trong đó cú cỏc tệ nạn phổ biến trong xã hội như tệ nạn ma tuý và tệ nạn mại dâm chiếm tỉ lệ cao: ma tuý 96,5% và mại dâm 97,5%. Tuy vậy, chúng ta thấy rằng còn một số ít sinh viên không cho đây là tệ nạn xã hội điều đó cũng nói lên hạn chế nhất định của sinh viên trong nhận thức về tệ nạn xã hội. Bởi lẽ ma tuý và mại dâm là hai tệ nạn khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Những tệ nạn này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người và để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội. Đõy là điều đáng lưu ý trong việc tuyên truyền kiến về TNXH cho sinh viên.
Tiếp theo là 89,5% sinh viên nhận thức được các biểu hiện của tệ nạn cờ bạc. Đây là tệ nạn hiện đang phổ biến, hoành hành trong xã hội với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau làm đau đầu biết bao nhà chức trách. Tuy nhiên một số sinh viên chưa nhận thức được đõy là TNXH. Đó cũng là hạn chế trong nhận thức của sinh viên mà những người làm công tác tuyên truyền cần lưu ý. Đứng thứ 4 là 86,0% ý kiến của sinh viên cho rằng trộm cắp là biểu hiện của TNXH . Thứ 5 là cá độ bóng đá 66,0% và đứng thứ 6 là trò chơi điện tử ăn tiền 50,5% ý kiến. Cuối cùng là mê tín dị đoan với 48,5%.
Như vậy ta thấy đa số sinh viên đã nhận thức được các biểu hiện của TNXH. Tuy nhiên còn một số sinh viên chưa nhận thức được cho dù đó là các tệ nạn khá phổ biến như ma tuý, mại dâm, cờ bạc số đề… đõy là điều đáng lưu ý mà cơ quan chức năng cần giải quyết.
* So sánh hai khoa
Nhìn tổng thể ta thấy nhận thức về TNXH của sinh viên hai khoa là tương đương nhau. Tuy nhiên ở mỗi tệ nạn khác nhau thì tỉ lệ ý kiến chênh lệch nhau song sự chênh lệch là không đáng kể. Chẳng hạn: tệ nạn ma tuý khoa tự nhiên là 96,1%, khoa xã hội là 96,9%; tệ nạn mại dâm khoa tự nhiên là 96,1% khoa xã hội là 98,9%; tệ nạn trộm cắp khoa tự nhiên là 86,4 khoa xã hội là 85,6...
Như vậy có thể thấy nhận thức của sinh viên hai khoa về tệ nạn xã hội là khá đồng nhất. Tuy nhiên có một tệ nạn có sự chênh lệch cao hơn cả đó là tệ nạn cờ bạc số đề: khoa tự nhiên 93,2% và khoa xã hội là 85,6%. Sự chênh lệch này phản ánh sự hạn chế nhất định trong nhận thức của sinh viên khoa xã hội về tệ nạn cờ bạc.
Sau khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tệ nạn xã hội chúng tôi đi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các TNXH có trong trường CĐSP Lào Cai. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng cùng câu hỏi 1 trong phiếu điều tra ( xem phụ lục 2) kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Nhận thức của sinh viên về TNXH trong học đường.
STT Các tệ nạn
Khoa tự
nhiên Khoa xã hội Chung
SL % SL % SL % 1 Ma tuý 84 81,6 80 82,5 164 82,0 2 Mại dâm 81 78,6 82 84,5 163 81,5 3 Mê tín dị đoan 0 0 0 0 0 0 4 Cờ bạc số đề 92 89,3 80 82,4 172 86,0 5 Cá độ bóng đá 11 10,7 8 8,2 19 9,5 6 Trộm cắp 85 82,5 81 83,5 166 83,0
7 Trò chơi điện tử ăn tiền 40 38,8 31 31,9 71 35,5
Qua bảng 3 cho thấy các TNXH đưa ra trong phiếu điều tra đều có trong sinh viên với các mức độ khác nhau. Trong đó nổi cộm lên là tệ nạn cờ bạc số đề 86,0% đứng thứ nhất. Đứng thứ hai là tệ nạn trộm cắp với 83,0% ý kiến - đây là tệ nạn khá phổ biến trong xã hội nói chung cũng như trong sinh viên nói riêng. Bên cạnh đó tệ nạn ma tuý, mại dâm cũng rất đáng lo ngại: 82,0% ý kiến cho rằng có tệ nạn ma tuý và 81,5% ý kiến cho rằng có tệ nạn mại dâm trong trường học là điều rất đáng suy nghĩ. Không chỉ dừng lại ở đú cỏc tệ nạn khác như cá độ bóng đá, trò chơi điện tử ăn tiền cũng xuất hiện trong sinh viên... Tệ nạn xã hội nói chung cũng như tệ nạn ma tuý, mại dâm nói riêng không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân người mắc tệ nạn, gia đình của họ mà còn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Hơn thế nữa, sinh viên trường sư phạm rồi sẽ trở thành các thầy cô giáo trong tương lai; phẩm chất đạo đức, nhân cách của họ phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập. Vì thế, sinh viên sư phạm hơn ai hết cần có một lối sống lành mạnh và phải biết phòng chống, nói không với các TNXH. Cũng bởi vì lẽ đó, loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi học đường nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung là điều hết sức cần thiết.
Qua bảng 3 cũng cho thấy, nhìn chung nhận thức về tệ nạn xã hội trong học đường của sinh viên hai khoa tương đối đồng nhất. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể có sự chênh lệch về tỉ lệ ý kiến giữa khoa tự nhiên và khoa xã hội. Chẳng hạn, tệ nạn mại dâm khoa xã hội là 84,5%, khoa tự nhiên là 78,6%. Một số tệ nạn khác tỉ lệ ý kiến của khoa tự nhiên cao hơn so với khoa xã hội. Chẳng hạn, cờ bạc số đề khoa tự nhiên là 89,3%, khoa xã hội là 82,4%, trò chơi điện tử ăn tiền khoa tự nhiên là 38,8%, khoa xã hội là 31,9%.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Sở dĩ có sự khác biệt như vậy có thể do mối liên hệ về giới tính. Chẳng hạn ở khoa tự nhiên tỉ lệ nam giới cao hơn so với khoa xã hội và các tệ nạn chiếm tỉ lệ cao là các tệ nạn mà đối tượng mắc phải nó thường là nam giới (ví dụ ma tuý, cờ bạc, số đề) và cũng
tương tự như vậy ở khoa xã hội các tệ nạn có tỉ lệ cao là các tệ nạn mà đối tượng mắc phải thường là nữ giới. Điều đó có thể do sự hiểu biết về bạn cùng giới của các em nhiều hơn so với bạn khác giới.
Như vậy nhìn một cách tổng quát thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay theo đánh giá của sinh viên là “cú”. Thiết nghĩ, đây là đánh giá khách quan và chân thực của sinh viên. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi đối với cán bộ quản lý và giảng viên (xem phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:
Bảng 4: Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về TNXH trong nhà trường hiện nay.
STT Các tệ nạn xã hội Cán bộ quản lý Giảng viên Chung
SL % SL % SL % 1 Ma tuý 6 75.0 19 86.4 25 83.3 2 Mại dâm 6 75.0 17 77.3 23 76.7 3 Cờ bạc số đề 7 87.5 19 86.4 26 86.6 4 Mê tín dị đoan 0 0.0 0 0.0 0 0.0 5 Cá độ bóng đá 1 12.5 1 4.5 2 6.7 6 Trộm cắp 7 87.5 18 81.8 25 83.3
7 Trò chơi điện tử ăn tiền 3 37.5 12 54.5 15 50.0 Căn cứ vào ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về TNXH được nêu trong bảng 4 chúng ta có thể sắp xếp các tệ nạn theo thứ bậc như sau:
1. Cờ bạc số đề 86.6%
2. Ma tuý, trộm cắp 83.3%
3. Mại dâm 76.0%
4. Trò chơi điện tử ăn tiền 50.0%
5. Cá độ bóng đá 6.7%
6. Mê tín dị đoan 0.0%
Qua bảng đánh giá trên chúng tôi thấy có sự thống nhất trong đánh giá của sinh viên và cán bộ quản lý, giảng viên về các tệ nạn trong nhà trường.
tuý với 83.3%. Như vậy ý kiến của cán bộ quản lí, giảng viên và ý kiến của sinh viên khẳng định được độ khách quan của mình trong việc đánh giá các tệ