1 Phương tiện thông tin đại chúng
3.3.3. Một vài chân dung sinh viên mắc phải TNXH
Chúng tôi tiến hành xây dựng chân dung sinh viên mắc phải tệ nạn cờ bạc và mại dâm ở hai khoa tự nhiên và khoa xã hội.
Để chọn ra hai sinh viên mắc phải TNXH điển hình trong trường CĐSP Lào Cai chúng tôi tham khảo ý kiến của giảng viên trực tiếp giảng dạy, sinh viên trong lớp và kết qủa rèn luyện của sinh viên. Chúng tôi tiến hành xây dựng chân dung sinh viên năm thứ 2 mắc phải tệ nạn cờ bạc. Để tiến hành xây dựng được chân dung chúng tôi đã tiến hành các phương pháp cụ thể sau:
Phỏng vấn sinh viên, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn.
Sử dụng hình thức ngoại khoá để tác động đến sinh viên
* Chân dung thứ nhất
Sinh viên V.H.K là sinh viên khoa tự nhiên sinh năm 1988. Quê quán thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa tỉnh Lào cai. Thành phần gia đình. Bố làm nông nghiệp, mẹ bán hàng tạp hoá tại nhà. K là con út trong gia đình có 3 anh chị em. Kinh tế gia đình K tuy không khá giả song cũng có đồng ra đồng vào. Hai anh chị lớn của K đã lập gia đình và ra ở riêng chỉ còn K đang ở cùng bố mẹ.
Khi biết tin con mình đỗ vào trường CĐSP Lào Cai gia đình K rất mừng, cả K cũng vậy. Mọi người trong gia đình đều chuẩn bị cho em mọi thứ để đi học. Năm đầu tiên K đăng ký ở ký túc xá của nhà trường. Kết quả rèn luyện của K năm thứ nhất rất tốt. Em được xếp loại đoàn viên tốt.
Sang năm thứ hai K chuyển ra ngoài ở trọ với lý do đi lại, bạn bè thoải mái hơn và cũng từ đó K quen và chơi với một số thanh niên trong xóm trọ - Phần lớn những thanh niên này không được học hành đến nơi đến chốn và không có công ăn việc làm ổn định. K tâm sự: “Ban đầu em chỉ nghĩ chỉ chơi
mảng việc học hành và đam mê đánh bạc lúc nào không biết. Khi hết tiền em lại về xin bố mẹ và nói dối là phải đi học thêm, sinh nhật bạn. Có khi em phải cắm cả xe đạp, vay bạn bè....”. Có những lần đám bạn lôi kéo rủ rê K nghỉ cả
buổi học để chơi bài. Một bạn khác cùng ở trọ với K do khuyên can K không được, không chịu nổi những cuộc chơi thâu đêm đến sỏng nờn đó chuyển chỗ ở. Còn lại một mình K càng thoải mái hơn, K càng lún sâu hơn vào cờ bạc. Thậm chí chỉ cách nhà ba mươi cây số nhưng mải chơi nên cả tháng K cũng không về nhà với lý do bận học, hết tiền thì bố mẹ gửi lên. Cứ thế cho đến khi hết hạn nộp học phí đã rất lâu mà K vẫn chưa nộp, sau nhiều lần nhắc nhở nhà trường gửi giấy thông báo về nhà, lúc ấy mọi chuyện mới vỡ lở. Lúc đầu khi bạn bè, thầy cô biết chuyện K cũng thấy ngại không muốn tiếp xúc, và có ý tránh mặt mọi người nhưng được sự quan tâm, động viên của thầy cô, bạn bè... K đã phần nào bớt đi mặc cảm. Trong thời gian tổ chức hoạt động thử nghiệm tác động K đã có những chuyển biến tốt. Em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá một cách tích cực. K cũng không ngần ngại chia sẻ với các bạn những suy nghĩ của mình. Vì thế trong suốt thời gian qua K đã trở thành một trong những người đi đầu trong các hoạt động của lớp, của trường. Sự tiến bộ của em đã phần nào chứng minh cho lời hứa của em: “Em sẽ không bao giờ đánh bạc nữa”.
* Chân dung thứ hai
N. T. H sinh năm 1989, sinh viên năm thứ hai khoa xã hội trường CĐSP Lào cai. Quê H ở xã Quang Kim, huyện Bỏt Xát, tỉnh Lào Cai. Thành phần gia đình: cả bố và mẹ đều làm nông nghiệp. Kinh tế gia đình H khó khăn. H là con cả trong gia đỡnh có 4 chị em. Khi mới vào nhập học H ở trong Ký túc xá của trường. Hàng ngày ngoài những giờ lên lớp H đi làm gia sư, một công việc ít tiền nhưng là sự lựa chọn của rất nhiều sinh viên trong trường. Cô sinh viên nghèo trải qua năm thứ nhất ở trường CĐSP Lào Cai với kết quả học tập và rèn luyện học kỳ I tốt, sang học kỳ II H đã có những thay
đổi khác hẳn so với ngày đầu mới chân ướt, chõn rỏo vào trường. Đến năm thứ hai H ra nhập đội ngũ những cô nàng đỏng đảnh của lớp, bởi H có nước da trắng ngần, khuôn mặt thanh tú và một vóc dáng đẹp nên có rất nhiều anh chàng theo đuổi H.
Ngày mới vào trường H có người yêu là một sinh viên học cùng lớp nhưng tình cảm đó không kéo dài được lõu vỡ tình cảm chân thành của người yêu H không còn giữ chõn cô được nữa. Thường xuyên nhận được những lời tán tỉnh ngọt ngào cùng những món quà tặng đắt tiền từ các công tử con nhà giàu theo đuổi H đã khiến H như thèm muốn cuộc sống giàu sang mà không phải vất vả.
Những cuộc đi chơi về khuya khiến H thấy khó chịu trước những nội quy ngặt ngốo của ký túc xá nên xin ra ở trọ cho thoải mái. Ban đầu chỉ là những cuộc cặp kè với các công tử giàu có. H khôn khéo với những mỏnh khoộ dễ thương để moi tiền từ túi của các công tử, người thì mua cho quần áo, người thì sắm vật dụng trong phòng... Nhưng càng được yêu chiều H càng không thoả mãn, cứ như thế những mong muốn về một cuộc sống giàu sang hưởng thụ đã khiến H trở thành “gỏi gọi”. Rất nhiều lần H phải ngăn cản không cho mẹ lên thăm bởi H sợ mẹ sẽ biết về công việc mình làm... Nhưng cái gì cũng có giá của nó, sau một thời gian H đã không còn vẻ trẻ trung, xinh tươi của cô sinh viên ngày nào mà thay vào đó là sự từng trải, lọc lõi. Nhận thấy sự thay đổi đó của H cùng kết quả học tập của em sút kém, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tìm hiểu qua bạn bè của H và những mối quan hệ khỏc cụ biết được sinh viên lớp mình chủ nhiệm đã dấn thân vào con đường lầm lỗi. Có trong tay địa chỉ nhà nghỉ mà H thường lui tới nhưng không dễ dàng để nói điều gì với H bởi đõy là vấn đề rất tế nhị. Có được thông tin này về H trong thời gian bắt đầu làm thử nghiệm tác động nhằm giảm thiểu các TNXH trong sinh viên trường CĐSP Lào Cai chúng tôi đã tiếp xúc, gần gũi H rất nhiều, H có phần lảng tránh những cuộc tiếp xúc và trò chuyện một cách dè dặt, miễn
cưỡng bởi em sợ người khác đụng vào những điều mà em đang muốn dấu. Thật khó khăn, nhưng cuối cùng bằng tình cảm chân thành nên H cũng đã thừa nhận với chúng tôi về việc mình làm và mong được giữ kín không để bạn bè, bố mẹ em biết vì H vốn là niềm hy vọng, tự hào của bố mẹ.
Được sự động viờn, em tích cực tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức. Dần dần cùng với tình cảm chân thành của bạn bè, giáo viên chủ nhiệm và sự hiểu biết về tác hại của TNXH đầy đủ hơn qua những lần tham gia các hoạt động thử nghiệm H đã trở về với cuộc sống thực sự của một sinh viên, không đeo những đồ trang sức đắt tiền, quần áo cũng giản dị hơn và đặc biệt là trong thời gian hè vừa qua em đã rất tích cực tham gia hoạt động sinh viên tình nguyện do Đoàn trường CĐSP Lào Cai tổ chức. Sự thay đổi đó của H cũng chính là minh chứng cho lời hứa của em “Em sẽ không bao giờ
như vậy nữa”.
Một số hướng khắc phục tệ nạn xã hội trong học đường qua hai chân dung điển hình.
Nhà trường và Đoàn thanh niên cần tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về TNXH để các em có hiểu biết đầy đủ hơn về tác hại của nó cũng như biện pháp phòng tránh.
Quan tâm nhiều hơn đến đời sống của sinh viên đặc biệt là đời sống tinh thần của các em.
Tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt ngoại khoá hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên tham gia như các buổi giao lưu, toạ đàm trong sinh viên giỳp cỏc em cú thờm hiểu biết, đồng thời qua đó hình thành cho các em một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Tiểu kết chương 3
TNXH đã xâm nhập vào học sinh, sinh viên nói chung cũng như sinh viên trường CĐSP Lào Cai nói riêng. Các kết quả điều tra đều khẳng định rằng có TNXH trong sinh viên trường CĐSP Lào Cai nhưng ở mức độ thấp. Mặt khác, phần lớn các sinh viên đã có nhận thức đúng về TNXH. Các em cũng đã ý thức được tác hại của các TNXH, nguyên nhân gây ra nó và đã đề xuất được các biện pháp phòng tránh có tính khả thi cao. Không những thế sinh viên trường CĐSP Lào Cai cũn cú thái độ tích cực đối với những đối tượng mắc TNXH và tích cực trong việc tham gia các hoạt động phòng chống TNXH. Tuy nhiên, còn một số ít sinh viên trong nhận thức cũng như thái độ có những hạn chế nhất định. Đõy là vấn đề mà các nhà quản lý, các nhà giáo dục, các cơ quan chức năng cần phải phối hợp và cú cỏc biện pháp phù hợp để loại trừ TNXH ra khỏi sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung.