TNXH 310 3,82 5 436 3,66 4
6 Nhà trường không quản lý chặt 183 2,26 7 423 2,04 7
7 Gia đình không quan tâm 239 2,95 6 351 2,95 6
R = 0,92
So sánh theo giới ta thấy giữa nam và nữ có sự thống nhất cao trong
việc đánh giá các nguyên nhân dẫn đến TNXH. Mặc dù tỉ lệ có khác nhau nhưng nhìn chung có sự tương quan thuận khá chặt chẽ giữa nam và nữ sinh viên. Điều này thể hiện ró tớnh nhất quán và khách quan trong nhận thức của sinh viên về nguyên nhân gây nên TNXH.
Như vậy có thể thấy có nhiều nguyờn nhõn dẫn đến TNXH trong sinh viên. Vậy các CBQL, giảng viên, GVCN có đỏnh giá như thế nào về vấn đề này? Để tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về các nguyên nhân dẫn đến TNXH trong học đường chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 trong phiếu dành cho giáo viên (xem phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:
Bảng 25: Đánh giá của cán bộ quản lí, giảng viên về nguyên nhân dẫn đến TNXH trong học đường. ST T Nguyên nhân dẫn đến TNXH Cán bộ quản lý Giảng viên Chung SL % SL % SL % 1 Môi trường sống phức tạp 6 75.0 17 77.3 23 76.7 2 Bạn bè lôi kéo 5 62.5 14 63.6 22 73.3
3 Do lối sống buông thả của sinh viên 6 75.0 18 81.8 24 80.0
4 Do chán nản 2 25.0 6 27.3 8 26.7
5 Sinh viên chưa ý thức được hậu quả của TNXH 6 75.0 17 77.3 21 70.0
6 Nhà trường không quản lí chặt 1 12.5 5 22.7 6 20.0
Đánh giá của cán bộ quản lí, giảng viên về nguyên nhân dẫn đến TNXH trong học đường được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 5.
Qua bảng 25 và biểu đồ trên ta có thể xếp thứ bậc từ cao xuống thấp căn cứ vầo tỉ lệ phần trăm như sau:
1. Do lối sống buông thả của sinh viên 80.0%
2. Môi trường sống phức tạp 76.7%
3. Bạn bè lôi kéo 73.3%
4. Sinh viên chưa ý thức được hậu quả của TNXH 70.0%
5. Do gia đình không quan tâm 46.7%
6. Do chán nản 26.7%
7. Nhà trường không quản lý chặt 20.0%
Như vậy ta thấy về cơ bản ý kiến của cán bộ quản lý và các giảng viên đánh giá về cỏc nguyờn nhõn dẫn đến TNXH trong học đường là thống nhất. Trong đó những nguyên nhân hàng đầu vẫn là do lối sống buông thả của sinh viên với 80.0% ý kiến. Tiếp đến là do môi trường sống phức tạp, do bạn bè lụi kộo...Từ sự thống nhất trên lại một lần nữa nói lên rằng cả sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý khẳng định được độ khách quan của mình trong việc đánh giá các nguyên nhân dẫn đến TNXH trong học đường hiện nay. Tuy nhiên có một sự khác biệt giữa ý kiến của sinh viên và giảng viên,
xếp thứ 5 nhưng cán bộ quản lý và giảng viên lại xếp nguyên nhân này sau nguyên nhân “ Do gia đình không quan tâm”. Điều đó nói lên rằng trong khi các giảng viên đánh giá cao vai trò, sự quan tâm của gia đình thì sinh viên lại cho rằng sự chán nản của bản thân dễ đẩy các em đến với TNXH nhiều hơn là thiếu sự quan tâm của gia đình. Từ những phân tích trên cho thấy ở các vị trí khác nhau có thể có những cách nhìn nhận và cách suy nghĩ khác nhau về cùng một vấn đề . Nhận thức được điều đó sẽ giúp chúng ta có căn cứ để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn các TNXH trong sinh viên. Chúng ta cần rèn luyện ý chí, nghị lực của sinh viên nhiều hơn nữa để giỳp cỏc em biết nói không với những cạm bẫy, cám dỗ trong cuộc sống. Điều đó không có nghĩa là chỉ chú ý phát huy tính tích cực của chủ thể, tăng cường các cảm xúc dương tính của sinh viên mà coi nhẹ vai trò của gia đình mà cần phải có sự kết hợp hài hoà vì chính sự quan tâm từ phía gia đình là nguồn sức mạnh tinh thần rất quan trọng đối với mỗi con người nói chung và đối với sinh viên nói riêng.
Tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối gây rất nhiều bất bình trong dư luận xã hội, nó luụn bị lên án mạnh mẽ. Hiện nay các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào học đường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh, sinh viên, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Vậy làm thế nào để loại trừ các TNXH ra khỏi học đường? Để tìm hiểu ý kiến của sinh viên về vấn đề này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 13 trong phiếu điều tra (xem phụ lục 2) và thu được kết qủa như sau:
Đây là một câu hỏi mở nên sau khi tổng hợp các ý kiến chúng tôi thống kê lại theo thứ tự từ cao xuống thấp các ý kiến trả lời
1. Tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho sinh viên về TNXH. 2. Thường xuyên tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng để lôi cuốn sinh viên tham gia.
4. Kết hợp các lực lượng giáo dục để làm tốt công tác phòng chống ma tuý trong học đường.
5. Tăng cường quản lí sinh viên trong ký túc xá.
Qua thống kê trên ta thấy các ý kiến của sinh viên đưa ra rất thiết thực và hoàn toàn có thể thực hiện được. Vậy ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về vấn đề này như thế nào? Chúng tôi sử dụng câu hỏi 7 trong phiếu dành cho giảng viên (xem phụ lục 3). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 26: Ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên về các biện pháp hạn chế TNXH trong học đường. S T T Các biện pháp phòng chống TNXH trong học đường Cán bộ quản lý Giảng viên GVCN Chung SL % SL % SL % 1
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
phòng chống TNXH 7 87.5 21 95.5 28 93.3
2 Tổ chức các hoạt động sinh hoạt hấp dẫn 6 75 16 72.7 22 73.3 3 Quản lí sinh viên thật chặt 4 50.0 11 50.0 15 50.0 4 Kết hợp các lực lượng giáo dục 7 87.5 19 86.4 26 86.7 Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung các giảng viên và cán bộ quản lý đều cho rằng việc tổ chức hoạt động tuyên truyền là rất cần thiết nhằm đẩy lùi TNXH ra khỏi học đường. Đây là ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất với 93,3%. Tiếp đến là kết hợp các lực lượng giáo dục với 86,7% ý kiến. Thiết nghĩ đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ tệ nạn xã hội nảy sinh do nhiều nguyên nhân vì thế nếu kết hợp các lực lượng giáo dục thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Việc tổ chức các sinh hoạt hấp dẫn chiếm 73,3% ý kiến. Đây là điều rất cần thiết bởi lẽ chớnh cỏc hoạt động này sẽ lôi cuốn các em tham gia vừa giỳp cỏc em được vui chơi giải trí lành mạnh, hữu ích lại vừa tránh cho các em tiêu phí thời gian nhà rỗi vào những trò nguy hiểm.
Cuối cùng là 50.0% ý kiến cho rằng cần quản lý sinh viên thật chặt.