Kết qủa thử nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường (Trang 106 - 108)

1 Phương tiện thông tin đại chúng

3.3.2. Kết qủa thử nghiệm

3.3.2.1. Nhận thức của sinh viên về TNXH

Sau khi tiến hành thử nghiệm, xử lí, so sánh kết quả trước và sau thử nghiệm chúng tôi thu được kết quả nhận thức của sinh viên về TNXH như sau:

Bảng 29: Nhận thức của sinh viên về TNXH trước và sau thực nghiệm

STT Các tệ nạn xã hội Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

SL % SL % 1 Ma tuý 46 95,8 48 100,0 2 Mại dâm 47 97,9 48 100,0 3 Mê tín dị đoan 23 47,9 31 64,5 4 Cờ bạc số đề 43 89,5 45 93,8 5 Cá độ bóng đá 32 66,6 33 68,6 6 Trộm cắp 41 85,4 43 89,5

7 Trò chơi điện tử ăn tiền 24 50,0 24 50,0 Qua bảng 29 chúng tôi thấy nhận thức của sinh viên đã được nâng cao rõ rệt so với trước khi thực nghiệm. Cụ thể là trước thực nghiệm có 95,8% sinh viên cho rằng ma tuý là biểu hiện của TNXH thì sau khi thực nghiệm 100% sinh viên cho rằng đõy là biểu hiện của TNXH. Tương tự các TNXH khác cũng có sự thay đổi trong nhận thức của sinh viên song sự thay đổi nhiều nhất là ở tệ nạn mê tín dị đoan trước thực nghiệm là 47,9% thì sau thực nghiệm là 64,5%.

Bảng 30: Nhận thức của sinh viên về tác hại của TNXH trước và sau thực nghiệm

STT Tác hại của tệ nạn xã hội Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm SL % SL % 1 Ảnh hưởng đến sức khoẻ 31 64,5 36 75,0 2 Ảnh hưởng đến học tập 33 68,6 38 79,2 3 Dẫn tới tội phạm 33 68,6 40 83,3 4 Rối loạn trật tự 25 52,0 34 70,8

5 Suy giảm đạo đức 42 87,5 42 87,5

Qua bảng 30 cho thấy nhận thức của sinh viên về tác hại của TNXH trước và sau thực nghiệm đã tăng lên đáng kể. Cụ thể là ảnh hưởng đến sức khoẻ trước thực nghiệm là 64,5% thì sau thực nghiệm là 75%. Ảnh hưởng đến học tập trước thực nghiệm là 68,6% thì sau thực nghiệm là 79,2% ... Như vậy có thể thấy sau thực nghiệm nhận thức của sinh viên được nâng lên rõ rệt.

3.3.2.3. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức ma tuý đối với giáo sinh sư phạm

Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức về TNXH đối với giáo sinh sư phạm chúng tôi sử dụng câu 14 trong phiếu điều tra (xem phụ lục 2): “Những kiến thức về vấn đề tệ nạn xã hội có cần thiết đối với giáo sinh sư phạm khụng? Vỡ sao”.

Sau khi đọc câu trả lời của sinh viên chúng tôi nhận thấy 100% sinh viên đều cho rằng “Những kiến thức về TNXH là cần thiết” đối với giáo sinh sư phạm bởi vì việc có kiến thức về vấn đề này sẽ giúp họ biết cách phòng chống TNXH và có thể giáo dục cho học sinh sau này.

Tóm lại: Những hoạt động thử nghiệm chúng tôi đưa ra chưa thể đem

lại cho sinh viên một trình độ sâu sắc, khoa học, hệ thống về TNXH. Tuy nhiên hình thức mà chúng tôi thử nghiệm phù hợp với sở thích, nguyện vọng của sinh viên nhưng với hình thức này kết quả chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội vậy cần phải tăng cường thêm một số hình thức khác để có thể đào tạo

giáo sinh sư phạm trở thành những người giáo viên có khả năng giáo dục phòng chống TNXH sau này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w