2.6.2.1. Phương pháp điều tra
Là phương pháp điều tra xã hội học mà quan trọng nhất là lập hệ thống câu hỏi bằng văn bản, người được hỏi chọn câu trả lời theo quan điểm và suy nghĩ của mình. Trong đề tài này đây là phương pháp quan trọng nhất, được sử dụng chủ yếu.
- Mục đích: Thu thập thông tin về đối tượng với những nội dung bao gồm các vấn đề sau:
Tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên trước những TNXH trong học đường. Đồng thời xác định các nguyên nhân dẫn đến các TNXH cũng như tác hại của nó đối với học sinh, sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát đánh giá của giảng viên, cán bộ phòng, ban... về TNXH trong trường CĐSP Lào Cai.
- Cách thức thực hiện:
Kế hoạch điều tra được tổ chức chặt chẽ và có sự chuẩn bị chu đáo về các điều kiện, phương tiện phục vụ cho điều tra. Người được điều tra được hướng dẫn cụ thể.
Sử dụng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị kỹ với các câu hỏi có bổ sung cho nhau. Nội dung câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu. Phiếu điều tra được in rõ ràng, dễ quan sát, môi trường điều tra được đảm bảo yêu cầu tạo cho khách thể nghiên cứu thoải mái, tự do lựa chọn câu trả lời không bị
Xây dựng phiếu: Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên
cứu chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu điều tra theo hai bước.
Bước 1: Điều tra thăm dò trên diện hẹp (90) sinh viên nhằm sơ bộ tìm
hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên về TNXH trong học đường.
Điều tra thăm dò được chúng tôi sử dụng bằng phiếu với hệ thống câu hỏi mở (Xem phụ lục).
Kết quả thu được từ lần điều tra thăm dò cho chúng tôi những thông tin làm căn cứ để xây dựng phiếu điều tra cho lần thứ hai được tiến hành trên diện rộng với toàn bộ khách thể.
Bước 2: Trên cơ sở tổng kết các kết quả khảo sát đã thu được ở bước 1,
chúng tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra chính thức, về cơ bản là câu hỏi đóng (Xem phụ lục) nhằm phát hiện toàn cảnh thực trạng nhận thức của sinh viên trước những TNXH trong học đường, nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn đó cũng như hậu quả của nó đối với học sinh, sinh viên.
Tiến hành điều tra
Đối với sinh viên:
- Điều tra viên nói rõ mục đích, yêu cầu của việc điều tra, hướng dẫn sinh viên trả lời.
- Phát phiếu điều tra cho sinh viên trả lời, yêu cầu ghi rõ khoa, giới tính. - Đề nghị sinh viên trả lời đầy đủ, trung thực, nghiêm túc tất cả các câu hỏi. - Người điều tra trực tiếp hướng dẫn sinh viên cách trả lời và giải quyết thắc mắc của sinh viên.
Đối với cán bộ quản lý, giảng viên: chúng tôi cũng phát phiếu điều tra (Xem phụ lục) và đề nghị cỏc giỏo...viên trả lời các câu hỏi trong phiếu.
2.6.2.2. Phương pháp trò chuyện
- Mục đích: Nhằm thu thập ý kiến bổ trợ cho phương pháp điều tra. - Nội dung đàm thoại: Trao đổi về nhận thức và thái độ của sinh viên của trước các TNXH trong học đường.
- Cách tiến hành: Chủ động tạo ra những cuộc tiếp xúc tự nhiên với sinh viên trong nhiều tình huống khác nhau. Tạo ra bầu không khí thân mật, cởi mở và tin cậy lẫn nhau. Tiếp cận vấn đề bằng nhiều cách khác nhau cũng như đặt câu hỏi gián tiếp đề thu được câu trả lời khách quan về vấn đề cần tìm hiểu, tránh lan man xa đề.
Trực tiếp trao đổi với giáo viên, cán bộ phòng ban về các TNXH trong học đường và đánh giá của họ về nhận thức, thái độ của sinh viên trước các tệ nạn đó.
Khách thể trò chuyện gồm: 6 giảng viên, trong đó có 1 cán bộ quản lý, 2 giáo viên chủ nhiệm, phó bí thư đoàn trường và 2 giảng viên thuộc khoa Tự nhiên và khoa Xã hội.
Ngoài ra chúng tôi còn trò chuyện với 8 sinh viên: 1. Đỗ Thị An: Lớp văn - công dân
2. Nguyễn Duy Hoàng: Lớp văn - công dân 3. Giàng Thị Giang: Văn - Đoàn đội
4. Vũ Hồng Kỳ: Thể dục – Đoàn Đội 5. Bàn Văn Tinh: Văn - Đoàn đội 6. Lò Thị Luyờn: Lớp Địa Sinh
7. Phạm Thị Thanh Thảo: Lớp Địa Sinh 8. Đỗ Huy Học: Lớp Hoá Sinh
9. Lương Thị Hiền: Lớp Hoá Sinh
Thu thập và xử lý số liệu: ghi chép những câu trả lời của sinh viên và giảng viên. Kết hợp với các phương pháp khác như nghiên cứu tài liệu, điều tra, quan sát để có nhận xét khách quan, tin cậy các kết quả nghiên cứu. Từ đó nghiên cứu kết quả sự tự đỏnh giá của sinh viên và đỏnh giá của cán bộ lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm đối với các TNXH.
- Mục đích: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các tài liệu cụ thể, sinh động, khách quan về thái độ của sinh viên hỗ trợ cho các phương pháp khác.
- Nội dung: Quan sát thái độ biểu hiện của sinh viên trong quá trình tham gia nghiên cứu thực trạng và tham gia thực nghiệm.
- Cách tiến hành: Khi tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoỏ cú lồng ghộp cỏc vấn đề về TNXH hoặc các hoạt động cổ động phòng chống TNXH chúng tôi quan sát thái độ của sinh viên thông qua các biểu hiện như: tham gia nhiệt tình hay miễn cưỡng, hào hứng hay không...
Ghi chép tài liệu quan sát một cách cụ thể, chân thực để đối chiếu với kết quả điều tra nhằm tăng thêm tính khách quan của vấn đề nghiên cứu.
2.6.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp chủ động tạo ra những hiện tượng cần nghiên cứu trong những điều kiện được khống chế, nhằm xác định mối liên hệ nhân quả giữa những yếu tố tác động. Nó là phương pháp đáng tin cậy để kiểm tra và khẳng định tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học
- Mục đích: Thử nghiệm tác động nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên trước các tệ nạn xã hội trong học đường.
- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết cho rằng có những tác động sư phạm sẽ nâng cao nhận thức cho sinh viên về TNXH.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 48 sinh viên thuộc 2 khoa Tự nhiên và Xã hội.
- Nội dung thử nghiệm:
+ Nói chuyện về TNXH.
+ Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá, sau đó viết bài thu hoạch. - Cách tiến hành:
+ Căn cứ vào từng nội dung mà lựa chọn hình thức cho phù hợp như hái hoa dân chủ có chủ đề về TNXH, tập làm tuyờn truyền viên.
+ Đưa ra tình huống giả định sau đó yêu cầu sinh viên lựa chọn cách ứng xử của mình trước các tình huống đó.
2.6.2.5. Phương pháp nghiên cứu điển hình
Mục đích: Tìm hiểu nguyên nhân của những trường hợp mắc TNXH để có cơ sở cho việc khẳng định thực trạng và đề xuất biện pháp tác động.
Nội dung: chỳng tôi tiến hành xây dựng hai chân dung năm thứ hai và năm thứ ba (theo giới và theo khoa) mắc TNXH.
Cách tiến hành: tiến hành trao đổi với cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý sinh viên, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên để lựa chọn hai sinh viên mắc vào các TNXH.
Phỏng vấn sâu đối với hai sinh viên đó và các sinh viên khác học cùng lớp nhằm tìm hiểu điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, lý lịch trích ngang, tình hình học tập...của họ và các TNXH mà họ mắc phải.