Sinh viên chưa ý thức

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường (Trang 94 - 97)

được hậu quả của TNXH 400 3,88 4 360 3.71 5 760 3,80 4

6 Nhà trường không quản

lý chặt 211 2,05 7 215 2,22 7 426 2,13 7

7 Gia đình không quan tâm 315 3,06 6 275 2,84 6 590 2,95 6

R = 0,92

Căn cứ vào ý kiến đánh giá của sinh viên về các nguyên nhân dẫn đến TNXH được nêu trong bảng trên ta thấy sinh viên mắc vào TNXH không phải chỉ có một mà có thể do nhiều nguyên nhân cùng tác động, theo thứ bậc các

Đứng thứ nhất là do lối sống buông thả của sinh viên với X = 5,59; như vậy có thể thấy phần lớn sinh viên đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến TNXH là do bản thân sống buông thả. Đây là một thực tế bởi lẽ cuộc sống vốn có nhiều cám dỗ đòi hỏi con người phải có ý chí, nghị lực để biết nói không một cách đúng lúc và dứt khoát với những cạm bẫy, thói hư tật xấu và các tệ nạn trong xã hội. Tuy nhiên không phải lúc nào và không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để từ chối cám dỗ. Một bộ phận nhỏ sinh viên chạy theo lối sống buông thả: sinh viên nam thì cờ bạc, lô đề hay nghiện hút, sinh viên nữ thì do ham muốn tiền bạc, ham muốn cuộc sống giàu sang mà bất chấp tất cả. Khi không chịu được nội qui nghiờm ngặt của kớ tỳc xỏ thỡ họ xin ra ở ngoài...

Nguyên nhân được xếp thứ hai là do môi trường sống phức tạp. Điều này thể hiện rất rõ. Khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất ngày càng đầy đủ thì mặt trái của xã hội cũng thể hiện ngày càng nhiều. Giới trẻ lại luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, nhất là trong lĩnh vực vui chơi. Vì thế có được những sân chơi lành mạnh, một môi trường trong sạch là điều hết sức cần thiết để góp phần ngăn chặn TNXH trong học sinh, sinh viên.

Đứng thứ ba là trong số các nguyên nhân dẫn đến TNXH là do bạn bè lôi kéo. Ở lứa tuổi này sinh viên rất coi trọng bạn bè, họ sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì nếu được bạn bè tán thưởng, hoặc vì một lời thách thức, khích bác họ sẵn sàng hành động cho dù việc đó có thể đem lại hậu quả xấu. Chẳng hạn đối với tệ nạn ma tuý, khi sinh viên chơi với nhóm bạn xấu sử dụng ma tuý thì họ sẽ nhanh chóng bị rủ rê, lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Đồng thời những con nghiện cũng không muốn bản thân mình “đơn phương, độc mó”. Họ luôn muốn có những đồng minh trong vấn đề này... Hoặc tệ nạn mại dâm trong sinh viên hiện nay cũng tương tự như vậy, có những sinh viên trở thành “mỏ mỡ” tìm cách dụ dỗ cỏc cụ bạn xinh xắn trong trường đi theo để trục lợi...

Nguyên nhân xếp thứ tư là do sinh viên chưa ý thức hết được hậu quả của tệ nạn xã hội. Các em có những hiểu biết nhất định nhưng không thực sự lường hết các tác hại của nó vì thế vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Sự non kém trong nhận thức của sinh viên khiến chúng ta cần phải suy nghĩ thêm về công tác tuyên truyền và các hoạt động nhằm tăng cường nhận thức cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

Nguyên nhân xếp thứ năm là do chán nản mà sinh viên mắc phải các TNXH. Một cô gái trẻ N.T.H tâm sự “Đáng lẽ ra mình vẫn tiếp tục con

đường học tập để kiếm lấy một tương lai tươi sáng hơn nhưng chuyện tình yêu ngang trái quá, chán đời hận người tình nờn mỡnh mới lao vào nghề bán thân. Mình rất ân hận nhưng biết làm sao khi mọi chuyện đã an bài” (theo

http://softprovn.net). Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp các em sa ngã vào TNXH do chán chường, mất niềm tin...

Đứng thứ 6 là do gia đình không quan tâm và thứ bảy là do nhà trường không quản lí chặt. Đây là vấn đề đáng để chúng ta suy nghĩ. Bởi điều đó chứng tỏ các ban ngành trực tiếp quản lí chưa khẳng định được hết vai trò của mình, gia đình thiếu sự quan tâm, gần gũi con cái. Phải chăng chúng ta cần một sự kết hợp đồng bộ giữa các lực lượng để cùng tác động tránh cho các em mắc vào con đường lầm lỗi.

So sánh hai khoa ta thấy dự cú sự khác biệt về tỉ lệ nhưng có sự tương

quan khá chặt chẽ giữa khoa tự nhiờn và khoa xã hội. Điều này khẳng định được tính thống nhất và khách quan trong nhận thức của sinh viên về các nguyên nhân dẫn đến TNXH.

Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ về các nguyên nhân dẫn đến TNXH chúng tôi tổng hợp kết quả điều tra theo giới và được thể hiện ở bảng 24.

Bảng 24: So sánh ý kiến của sinh viên nam và sinh viên nữ về nguyên nhân dẫn đến TNXH S T T Giới tính Các nguyên nhân Nam NữX TBX TB 1 Môi trường sống phức tạp 375 4,63 3 578 4,86 2 2 Bạn bè lôi kéo 369 4,91 2 565 4,75 3

3 Do lối sống buông thả của sinh viên 421 5,19 1 698 5,87 1

4 Do chán nản 313 3,86 4 431 3,62 5

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào cai trước những tệ nạn xã hội trong học đường (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w