1 Phương tiện thông tin đại chúng
3.3.1. Nội dung và hình thức thử nghiệm
3.3.1.1. Mục tiêu thử nghiệm
Qua kết quả điều tra ở trường CĐSP Lào Cai chúng tôi nhận thấy nhận thức của sinh viên về TNXH còn nhiều hạn chế, các em chưa có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này.
Vì vậy mục tiêu thử nghiệm là làm thế nào để nâng cao nhận thức của sinh viên về TNXH bởi sinh viên cần phải có hiểu biết đầy đủ về vấn đề này vì nhận thức là yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành thái độ đúng đắn cho sinh viên trước các TNXH.
3.3.1.2. Nội dung thử nghiệm
Chúng tôi mời chuyên viên đến nói chuyện với sinh viên về một số vấn đề về TNXH như ma tuý, mại dâm... Nội dung bài nói chuyện tập trung chủ yếu vào các vấn đề phòng chống TNXH trong học đường như: khái niệm về TNXH, các loại tệ nạn và tác hại của nó, tầm quan trọng của các kiến thức về TNXH đối với sinh viên sư phạm...
3.3.1.3 Hình thức thử nghiệm
Trong đợt khảo sát thứ nhất chúng tôi đã đưa ra ba hình thức hoạt động nhằm cung cấp những kiến thức về TNXH cho sinh viên là: sinh hoạt ngoại khoá, dạy lồng ghép qua các môn học và dạy như một mụn chớnh khoỏ. Đa số sinh viên chọn hình thức sinh hoạt ngoại khoá là hình thức phù hợp nhất. Qua khảo sát và trò chuyện chúng tôi biết rằng có một số hoạt động ngoại khoá của nhà trường không bắt buộc vì thế kiến thức các em thu được từ những hoạt động này chưa sâu và hệ thống.
Vậy hình thức nào là hình thức tối ưu nhất để qua đó hình thành nhận thức đúng và sâu sắc cho sinh viên về vấn đề TNXH? Chúng tôi đưa ra hình thức thử nghiệm sau:
- Chúng tôi sử dụng hình thức ngoại khoá nhưng mang tính chất bắt buộc. - Chúng tôi yêu cầu sinh viên viết bài thu hoạch sau khi tham gia hoạt động ngoại khoá.
- Chúng tôi kết hợp giữa giải trí và nghe chuyên đề. Cụ thể như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu.