Kiến thức về ngộ độc thực phẩm

Một phần của tài liệu điều tra hiểu biết về kiến thức, thực hành một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình xã mỹ xương, huyện cao lãnh đồng tháp năm 2014 (Trang 47 - 49)

Kết quả điều tra kiến thức hiểu biết chung về vấn đề ngộ độc thực phẩm, điển hình như triệu chứng, nguyên nhân gây ngộ độc, nguyên nhân gây ô nhiễm và các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Tổng hợp kiến thức về ngộ độcthực phẩm

Tiêu chí Tần số Tỉ lệ (%)

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm Sai 46 13,9

Đúng 284 86,1 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Sai 121 36,7 Đúng 209 63,3

Nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm Sai 140 42,4

Đúng 190 57,6

Các loại thực phẩm dễ gây ngộđộc Sai 92 27,9

Đúng 238 72,1

Đúng cả 4 nội dung Sai 187 56,7

Đúng 143 43,3

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Kết quả tổng cho thấy, có 86,1% biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, 63,3% biết nguyên nhân gây ngộ độc, 57,6% biết nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm và 72,1%

biết các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc.

Khảo sát cụ thể sự hiểu biết về triệu chứng ngộ độc thực phẩm, các đối tượng chủ yếu trả lời các dấu hiệu đau bụng, nôn, tiêu chảy (chiếm 45,2%); kế đó là nhức đầu, chóng mặt, khó thở (chiếm 9,1%) trong khi số đối tượng chọn cả 2 nội dung trên chỉ chiếm

45,8%. Kết quả nghiên cứ khá khiêm tốn so với khảo sát trước đó của Nguyễn Thanh

Phong, Lê Văn Bảo, Nguyễn Thị Lâm (2008) tại 3 làng nghề của tỉnh Hà Tây cho thấy,

với tỉ lệ người sản xuất thực phẩm biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nôn ói, tiêu chảy (74,4%), co giật, hôn mê, khó thở (44,3%). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do nhóm đối tượng đang thực hiện khảo sát khác với đối tượng của nghiên cứu do Nguyễn Thanh Phong, Lê Văn BảoNguyễn Thị Lâm(2008) thực hiện. Những người chuyên sản xuất thực phẩm sẽ được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm thay vì chỉ được tiếp cận thông tin truyền thông đại chúng như đối tượng hộ gia đình.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 39-

Về nguyên nhân gây ra NĐTP, có 45,8% trả lời do thức ăn bị ôi thiu, 38,8% trả lời do chưa nấu chín kỹ thức ăn, 55,8% trả lời do rửa không kỹ, 3,0% trả lời do dư lượng thuốc BVTV. Trong 4 nội dung trên, có 39,1% người dân trả lời đúng từ 2 nội dung trở lên, 45,2% trả lời đúng 3 trong 4 nội dung, số người không trả lời được chiếm 15,8%.

Về các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, người dân có biết đến cá nóc, nội tạng cóc, sam độc (sò biển), khoai mì sống, khoai tây mọc mầm, nấm độc chiếm tỉ lệ khá cao (72,1%).

Nhìn chung, kiến thức chung về ngộ độc thực phẩm của người dân còn thấp

(43,3%). Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Phương Thảo, Vũ Trọng Thiện (2005) với tỉ lệ người chế biến thức ăn tại các quán ăn cố định có kiến thức đúng là 53,5% nhưng lại khá thấp so với công bố của Đỗ Thị Thu Trang,

Tô Gia Kiên (2009) trên đối tượng trực tiếp chế biến ở bếp ăn tập thể với tỉ lệ 94%.

Đây cũng là một thực tế đáng ngại khi các vấn đề về ngộ độc thực phẩm ở các vùng nông thôn đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là bếp ăn gia đình (48,6÷60,6%, Trần Quang Trung và Lâm Quốc Hùng, 2013). Điều này cũng được thể hiện ở tỉ lệ đạt yêu cầu về hiểu biết kiến thức VSATTP cho người nội trợ chính trong gia đình chỉ 39,4% (bảng 4.9).

Bảng 4.9: Kiến thức đúng về VSATTP của người trợ chính trong gia đình (cho tất cả các

tiêu chí)

Tình trạng Tần số Tỉ lệ (%)

Kiến thức đúng về

VSATTP

Không đạt theo yêu cầu 200 60,6

Đạt theo yêu cầu 130 39,4

Tổng 330 100

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân xã Mỹ Xương cũng tương tự, thậm chí cao hơn so với nhiều nghiên cứu khác, chẳng hạn nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trịnh Thị Phương Lâm(2005) với tỉ lệ 26%; nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang vàTô Gia Kiên (2009) với tỉ lệ 29%.

Kết quả điều tra cho thấy, bước tiếp theo của nghiên cứu này là cần tuyên truyền cho người dân các kiến thức về phòng chống Ngộ độc thực phẩm nhằm bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng nơi đây.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 40-

Một phần của tài liệu điều tra hiểu biết về kiến thức, thực hành một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình xã mỹ xương, huyện cao lãnh đồng tháp năm 2014 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)