Phương tiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu điều tra hiểu biết về kiến thức, thực hành một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình xã mỹ xương, huyện cao lãnh đồng tháp năm 2014 (Trang 37)

3.1.1 Địa điểm, thời gian

- Thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2014.

- Địa điểm: Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và các hộ gia đình ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

3.1.2 Mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu:Sử dụng công thức tính như sau.

Với: Tỉ lệ người nội trợ có kiến thức đúng P=30% Chọn e=5% là sai số mong muốn,

Z là giá trị mong muốn với độ tin cậy đòi hỏi, chọn độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2)=1,96.

Cỡ mẫu n theo công thức là 323 người. Mẫu dự trù là 7 hộ

Thực tế khảo sát mẫu thu được trong nghiên cứu là 330 người.

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu

Người nội trợ chính trong gia đình tại xã Mỹ Xương huyện Cao Lãnh.

3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Biểu mẫu điều tra được thể hiện ở phần phụ lục.

3.2.2 Nội dung nghiên cứu

- Mục đích: Điều tra về kiến thức, thực hành và kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của người nội trợ ở vùng nông thôn, cụ thể là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Z2 (1-/2) x P x (1 - P)

n = ________________________

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 29-

- Nội dung điều tra:

Kiến thức đạt yêu cầu về chọn thực phẩm khi người nội trợ có kiến thức đúng cả 4 trong 5 tiêu chí: Chọn rau, chọn cá, chọn thịt, chọn trứng, chọn đồ bao gói sẵn. Với mỗi tiêu chí người nội trợ phải trả lời đúng ít nhất một nội dung của câu hỏi phỏng vấn về tiêu chí đó.

Thực hành đạt yêu cầu về vệ sinh khi đối tượng có thực hành đúng về vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm, vệ sinh cá nhân người chế biến, vệ sinh môi trường. Với mỗi tiêu chí của phần này, người nội trợ phải trả lời đúng tất cả các câu hỏi của từng nhóm được liệt kê ở trên. Câu trả lời là đúng khi người nội trợ trả lời đúng ít nhất 2 nội dung trong câu hỏi phỏng vấn.

Kiến thức đạt yêu cầu về ngộ độc thực phẩm là khi đối tượng có kiến thức đúng về nguyên nhân, triệu chứng gây ngộ độc, các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm. Câu trả lời là đúng khi người nội trợ trả lời đúng ít nhất 2 nội dung trong câu hỏi phỏng vấn.

- Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp người nội trợ chính trong gia đình theo bộ câu hỏi được soạn sẵn.

Mỗi ấp của xã Mỹ Xương sẽ lấy vào nghiên cứu 110 hộ.

Các hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu bằng cách lập danh sách các hộ gia đình rồi chọn ngẫu nhiên hộ gia đình đầu tiên để điều tra, các hộ gia đình tiếp theo được chọn bằng phương pháp “cổng liền cổng” cho đến khi có đủ cỡ mẫu tại mỗi ấp thì dừng.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Xử lý thông tin trên các phiếu phỏng vấn, phiếu điều tra điều kiện vệ sinh cơ sở, dụng cụ chế biến trước khi nhập số liệu.

- Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0.

3.2.4 Vấn đềđạo đức của nghiên cứu

- Mọi đối tượng nghiên cứu đều được giải thích kỹ lưỡng về mục đích nghiên cứu và đều có quyền từ chối không tham gia.

- Những người nội trợ chính trong gia đình sẽ được cán bộ điều tra tuyên truyền những kiến thức, hướng dẫn cách thực hiện để đảm bảo ATVSTP sau khi phỏng vấn.

- Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 30-

- Khi kết thúc nghiên cứu, chúng tôi sẽ có đánh giá chung và đưa ra những hoạt động truyền thông phù hợp cho người dân nhằm nâng cao chất lượng hiểu biết về VSATTP, ngăn ngừa NĐTP trên địa bàn huyện.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 31-

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thông tin cơ bản vềđối tượng nghiên cứu

Các thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu như độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập được quan tâm đầu tiên, làm cơ sở để tìm hiểu và thiết lập tương quan với sự hiểu biết vàthực hành an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến.

Kết quả thống kê cho thấy, về độ tuổi của cả 330 đối tượng được phỏng vấn, theo thống kê tỉ lệ người nội trợ chính trong gia đình có độ tuổi từ 30÷43 chiếm tỉ lệ cao nhất (55,8%), kế đó là nhóm dưới 30 tuổi (chiếm 34,2%) và thấp nhất là nhóm trên 45 tuổi (chiếm 10,0%) (Hình 4.1). Độ tuổi trung bình của mẫu là 34 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 17 tuổi và cao tuổi nhất là 67 tuổi.

34.2% 55.8% 10.0% Dưới 30 tuổi Từ 30-43 tuổi Trên 45 tuổi

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện về độ tuổi của các đối tượng điều tra

Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Châu Trọng Phát và Trương Thế

Vinh (2011) ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên cũng cho thấy, tỉ lệ người nội trợ chính

trong gia đình ở độ tuổi 30÷43 tuổi là chiếm tỉ lệ cao nhất. Đây có lẽ là độ tuổi có nhiều sức khỏe và phổ biến là các phụ nữ có gia đình, việc chăm sóc gia đình được ưu tiên hàng đầu.

Về học vấn, đối tượng chủ yếu có trình độ tiểu học chiếm 50,6%, kế đó là trung học cơ sở chiếm 34,5%, mù chữ là 7,9%, trình độ trên trung học cơ sở chiếm tỉ lệ thấp nhất 7,0% (Hình 4.2). Đây cũng là hạn chế lớn của đối tượng điều tra là người dân ở vùng nông thôn, việc học chưa được quan tâm, điều này có tác động lớn đến việc nhận thức và tìm hiểu các thông tin khoa học, bao gồm cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. So sánh với nghiên cứu của Châu Trọng Phát và Trương Thế Vinh

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 32-

sở và các cấp cao. Điều này chứng tỏ một lần nữa sự khác biệt của vùng nông thôn và thành thị đối với việc tiếp cận kiến thức, văn hóa.

7.9% 50.6% 34.5% 7.0% Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở THPT,TC,CĐ,ĐH

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện về trình độ học vấn của đối tượng điều tra

Tương ứng với trình độ học vấn thấp là tỉ lệ hộ nghèo cao, chiếm đến 48,5% tổng đối tượng điều tra. Mặc dù vậy, hộ có đời sống tương đối đầy đủ cũng chiếm tỉ lệ gần bằng. Đây là hai nhóm chính trong số 330 đối tượng điều tra.

Bảng 4.1: Tình hình kinh tế của các hộ gia đình được khảo sát

Mức độ kinh tế Tần số Tỉ lệ (%)

Hộ nghèo 160 48,5

Cận nghèo 1 0,3

Hộ đầy đủ 149 45,2

Hộ khá giả 20 6,1

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Về nghề nghiệp, trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ người làm công việc nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất 49,1%, kế đó là nông dân chiếm 40,3%, ngành nghề khác chiếm 10,6% (Hình 4.3). 49.1% 40.3% 10.6% Nội trợ Nông dân Ngành nghề khác

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 33-

Người làm nội trợ sẽ dành nhiều thời gian cho vấn đề chế biến, ăn uống hơn những đối tượng khác. Chính vì vậy, có khả năng những người chuyên là nội trợ sẽ có kiến thức tốt hơn những đối tượng còn lại.

4.2 Đánh giá mức độ tiếp nhận thông tin truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợở xã MỹXương

Về tiếp nhận thông tin truyền thông VSATTP, kết quả thu được cho thấy, có khoảng một phần tư (24,5% người) chưa từng nghe nói về vệ sinh an toàn thực phẩm (bảng 4.2). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Công Minh, Lê Thị Thanh, Tạ Quốc Đạt 2008. Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ người có tiếp xúc với những nguồn thông tin tuyên truyền về VSATTP là 84,12% và tỉ lệ này ở nhóm không tiếp xúc là 15,88%.

Bảng 4.2: Tiếp nhận thông tin truyền thông về VSATTP

Thông tin TT VSATTP Tần số Tỉ lệ (%)

Có tiếp xúc 249 75,5

Chưa từng nghe nói 81 24,5

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Từ các kết quả điều tra thông tin cơ bản cho thấy, có lẽ tỉ lệ hộ nghèo chiếm gần 50% (theo kết quả ở bảng 4.1) cùng với trình độ văn hóa thấp (hình 4.2) có chi phối đến phương thức tiếp nhận thông tin truyền thông. Đồng thời, có đến 4,2% không có phương thức tiếp cận thông tin VSATTP; 33,6% nghe từ cán bộ y tế, đoàn thể xã; 27,0% nghe từ phương tiện thông tin đại chúng, loa đài xã; chỉ nghe qua tivi chiếm tỉ lệ cao nhất là 35,2% (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Phương thức tiếp nhận thông tin truyền thông về VSATTP

Phương thức tiếp cận thông tin TT VSATTP Tần số Tỉ lệ (%)

Không có phương thức tiếp cận 14 4,2

Nghe từ cán bộ Y tế, đoàn thể xã 111 33,6

Nghe từ phương tiện thông tin đại chúng, loa đài xã 89 27,0

Chỉ nghe qua tivi 116 35,2

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Kết quả khảo sát thấp hơn công bố của Lê Thị Hương và Lê Anh Tuấn (2009), có đến 97,7% người dân tỉnh Hải Dương có nghe các thông tin về VSATTP, trong đó nghe qua tivi chiếm 84,4%, nhân viên Y tế 74%.

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 34-

Khi tìm hiểu việc nghe, tiếp nhận các chủ đề về thông tin vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả điều tra cho thấy, người dân được nghe nhiều nhất về cách lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm (55,5%). Tuy nhiên, vẫn còn 13,6% đối tượng chưa từng nghe các thông tin về VSATT (Bảng 4.4). Điều này cho thấy, cần có giải pháp cập nhật thường xuyên các thông tin về ngộ độc và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Bảng 4.4: Các chủ đề về thông tin tiếp nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thông tin tiếp nhận (n=330) Tần số Tỉ lệ (%)

Không nghe 45 13.6

Cách lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm 183 55.5

Thông tin về ngộ độc thực phẩm 43 13.0

Cả hai 59 17.9

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Như vậy, hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở tại xã Mỹ Xương vẫn chưa có hiệu quả cao trong việc nâng cao kiến thức VSATTP trong cộng động. Trong điều kiện nhân lực y tế còn mỏng, phương tiện nghe nhìn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận các thông tin truyền thông, cần tăng cường hơn nữa tần suất phát thanh trên hệ thống loa đài xã, ấp.

Hoạt động truyền thông về VSATTP nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào phương tiện truyền thông đại chúng, nếu có hiệu quả thì trước tiên nó chỉ góp phần nâng cao kiến thức của người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải khảo sát thêm hiệu quả của các hoạt động truyền thông trên về việc làm thay đổi hành vi về ATVSTP của người dân và xây dựng các loại hình truyền thông thay đổi hành vi phù hợp.

4.3 Kết quả điều tra về hiểu biết và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợở xã MỹXương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp người nội trợở xã MỹXương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Với đặc điểm của vùng nông thôn, việc nấu nướng, chế biến thực phẩm chỉ dựa vào kinh nghiệm, theo thói quen. Điều này có lẽ là yếu tố đóng vai trò chủ đạo đến việc hiểu biết và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ ở xã Mỹ Xương.

4.3.1 Kiến thức về chọn thực phẩm an toàn

Kết quả khảo sát sự hiểu biết, kiến thức về việc lựa chọn thực phẩm an toàn cho thấy, đối tượng khảo sát có kiến thức đúng về cách chọn rau và thịt chiếm tỉ lệ cao nhất

(94,8%), kế đó là cách chọn cá. Tuy nhiên, tỉ lệ người có kiến thức đúng có phần thấp hơn về chọn trứng và đồ bao gói sẵn còn quá thấp (bảng 4.5).

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 35- Bảng 4.5: Kiến thức về chọn thực phẩm an toàn Tiêu chí Tần số Tỉ lệ (%) Chọn rau Sai 17 5,2 Đúng 313 94,8 Chọn thịt Sai 17 5,2 Đúng 313 94,8 Chọn cá Sai 21 6,4 Đúng 309 93,6 Chọn trứng Sai 114 34,5 Đúng 216 65,5

Chọn đồ bao gói sẵn Sai 146 44,2

Đúng 184 55,5

Kiến thức 5 nội dung Sai 168 50,9

Đúng 162 49,1

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Về cách chọn mua rau, tiêu chí được quan tâm nhiều nhất là tươi, hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên không héo úa, dập nát.

Về chọn thịt, người nội trợ chủ yếu dựa vào màu sắc của thịt để quyết định chọn mua, thịt phải có màu tự nhiên từ hồng đến đỏ sẫm.

Đối với cá, người nội trợ ưu tiên mua cá sống, nếu phải mua cá chết thì miệng cá phải ngậm, mắt lồi, mang đỏ, bụng không phình.

Khi chọn trứng, có đến khoảng 1/3 tổng số người được khảo sát không lựa trứng hoặc chỉ lựa trứng to là đủ. Số còn lại chọn trứng sạch, vỏ nhám và không lúc lắc.

Mua sản phẩm đóng gói, có 44,2% tổng số đối tượng không lựa hàng bao gói sẵn trước khi mua. Số còn lại phần lớn chỉ nhìn hạn sử dụng, một phần nhỏ quan tâm đến nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, trạng thái bên ngoài và trong bao bì.

Nghiên cứu có kết quả tương tự với khảo sát của Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trịnh Thị Phương Lâm (2005), có 67,8% chọn rau tươi, non, sạch, ít lá úa; chọn thịt có màu đỏ; ưu tiên chọn cá sống, nếu cá chết mang phải hồng; chọn trứng sạch, không lúc lắc; 69% quan tâm đến nhãn mác, nhất là hạn sử dụng.

Tỉ lệ người có kiến thức đúng cả 5 nội dung trên là 49,1%. Tỉ lệ này khá thấp, điều này cho thấy người dân cần được nghe nhiều thông tin về cách lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm từ các hoạt động truyền thông tại địa phương nhiều và

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 36-

thường xuyên hơn. Nghiên cứu Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trịnh Thị Phương Lâm (2005) cho thấy có 6,2 đến 20% người được khảo sát không biết chọn thực phẩm.

Nhìn chung, với chỉ khoảng 50% đối tượng điều tra có kiến thức đúng cả 5

nội dung cho thấy, cần thiết phải có kế hoạch tuyên truyền và phổ biến cụ thể các kiến thức về lựa chọn thực phẩm đúng đến từng hộ dân, đặc biệt là các hộ mù chữ.

4.3.2 Thực hành về vệ sinh trong khu chế biến thức ăn

Một trong những yêu cầu quan trọng để hạn chế ngộ độc thực phẩm là việc thực hành vệ sinh trong khu chế biến thức ăn. Các kết quả điều tra thứ cấp cho thấy, điều kiện giữ gìn vệ sinh môi trường còn chưa được quan tâm. Đây chính là lý do việc đều tra thực hành vệ sinh ở tất cả các tiêu chí vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Thực hành về vệ sinh trong khu chế biến thức ăn

Tiêu chí Phân loại Tần số Tỉ lệ (%) Về vệ sinh cá nhân

Rửa tay bằng xà phòng trước và

sau khi đi vệ sinh 183 55,5

Cắt ngắn móng tay 147 44,5

Về vệ sinh môi trường

Nơi chế biến cách xa nguồn ô

nhiễm 220 66,7

Thùng có bao nylon bên trong và

nắp đậy 68 20,6

Vệ sinh trong chế biến, bảo quản

Dao, thớt riêng biệt cho thực

phẩm sống, chín/củ, mới 290 87,9

Biết hâm nóng thức ăn là phải

đun sôi hoàn toàn 296 89,7

Nước sử dụng nước đã qua xử lý 309 93,6

Uống nước đun sôi để nguội 186 56,4

Để thực phẩm chín cách mặt đất

60 cm 293 88,8

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Kết quả thống kê cho thấy, tiêu chí vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm chiếm tỉ lệ đạt khá cao. Người dân có quan tâm đến việc sử dụng dao, thớt riêng cho thực phẩm

Một phần của tài liệu điều tra hiểu biết về kiến thức, thực hành một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình xã mỹ xương, huyện cao lãnh đồng tháp năm 2014 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)