Để có thể đưa ra giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm cho người nội trợ chính ở xã Mỹ Xương cũng như người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn sâu nói chung, việc xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức về VSATTP được thực hiện.
Kết quả thống kê tóm tắt ở bảng 4.10 cho thấy, độ tuổi, trình độ học vấn và điều kiện nghe, tiếp xúc với các thông tin về VSATTP là nền tảng giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức và thực hành VSATTP tốt.
Bảng 4.10: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về VSATTP
Tiêu chí khảo sát Odds Ratio
(OR)
PValue 95% Conf.
Interval
Tuổi 30-43/Tuổi trên 45 1,633 0,030 1,046 – 2,550
Trình độ học vấn cao/Trình độ học vấn thấp 2,869 0,000 2,462 – 3,343
Nghe về VSATTP 1,724 0,034 1,039 – 2,860
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Có mối liên quan giữa tuổi và kiến thức chung về VSATTP. Những người từ 30÷43 tuổi sẽ có kiến thức tốt hơn những người trên 45 tuổi gấp 1,633 lần (P =
0,030). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt giữa về kiến
thức VSATTP giữa những người 17÷29 tuổi với những người trên 45 tuổi. Có thể là những đối tượng trong nhóm này là những người vừa lập gia đình và trong độ tuổi sinh sản nên sẽ dành nhiều thời gian cho vấn đề nuôi trẻ hoặc kinh tế hơn là dành thời gian tiếp nhận các thông tin về VSATTP.
Giữa học vấn với kiến thức chung về VSATTP có mối liên hệ cao. Những người có trình độ học vấn cao (THPT, TC, CĐ, ĐH) có kiến thức đúng gấp 2,869 lần (p = 0,000) những người có trình độ học vấn thấp (TH, mù chữ). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trịnh Thị Phương Lâm (2008), người dân có trình độ học vấn THPT, đại học, cao đẳng có kiến thức cao hơn gấp 2,91 lần trình độ THPT trở xuống. Điều này là hợp lý vì những người học vấn cao thì họ cũng được trang bị các kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh chế biến và bảo quản thực phẩm, kiến thức ngộ độc thực phẩm nói riêng và kiến thức về VSATTP nói chung, đồng thời những đối tượng này sẽ tiếp thu thông tin truyền thông VSATTP nhanh hơn những đối tượng có trình độ học vấn thấp.
Đặc biệt, có mối liên quan giữa việc từng tiếp cận các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm với kiến thức chung về VSATTP. Những người có nghe qua về
Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 41-
VSATTP sẽ có kiến thức đúng gấp 1,724 lần (p = 0,034) những người chưa từng nghe qua về vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đánh giá được hiệu quả của hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này.
4.5 Các giải pháp giúp nâng cao nhận thức và thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân