Kiến thức về chọn thực phẩm an toàn

Một phần của tài liệu điều tra hiểu biết về kiến thức, thực hành một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình xã mỹ xương, huyện cao lãnh đồng tháp năm 2014 (Trang 43 - 45)

Kết quả khảo sát sự hiểu biết, kiến thức về việc lựa chọn thực phẩm an toàn cho thấy, đối tượng khảo sát có kiến thức đúng về cách chọn rau và thịt chiếm tỉ lệ cao nhất

(94,8%), kế đó là cách chọn cá. Tuy nhiên, tỉ lệ người có kiến thức đúng có phần thấp hơn về chọn trứng và đồ bao gói sẵn còn quá thấp (bảng 4.5).

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 35- Bảng 4.5: Kiến thức về chọn thực phẩm an toàn Tiêu chí Tần số Tỉ lệ (%) Chọn rau Sai 17 5,2 Đúng 313 94,8 Chọn thịt Sai 17 5,2 Đúng 313 94,8 Chọn cá Sai 21 6,4 Đúng 309 93,6 Chọn trứng Sai 114 34,5 Đúng 216 65,5

Chọn đồ bao gói sẵn Sai 146 44,2

Đúng 184 55,5

Kiến thức 5 nội dung Sai 168 50,9

Đúng 162 49,1

(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Về cách chọn mua rau, tiêu chí được quan tâm nhiều nhất là tươi, hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên không héo úa, dập nát.

Về chọn thịt, người nội trợ chủ yếu dựa vào màu sắc của thịt để quyết định chọn mua, thịt phải có màu tự nhiên từ hồng đến đỏ sẫm.

Đối với cá, người nội trợ ưu tiên mua cá sống, nếu phải mua cá chết thì miệng cá phải ngậm, mắt lồi, mang đỏ, bụng không phình.

Khi chọn trứng, có đến khoảng 1/3 tổng số người được khảo sát không lựa trứng hoặc chỉ lựa trứng to là đủ. Số còn lại chọn trứng sạch, vỏ nhám và không lúc lắc.

Mua sản phẩm đóng gói, có 44,2% tổng số đối tượng không lựa hàng bao gói sẵn trước khi mua. Số còn lại phần lớn chỉ nhìn hạn sử dụng, một phần nhỏ quan tâm đến nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, trạng thái bên ngoài và trong bao bì.

Nghiên cứu có kết quả tương tự với khảo sát của Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trịnh Thị Phương Lâm (2005), có 67,8% chọn rau tươi, non, sạch, ít lá úa; chọn thịt có màu đỏ; ưu tiên chọn cá sống, nếu cá chết mang phải hồng; chọn trứng sạch, không lúc lắc; 69% quan tâm đến nhãn mác, nhất là hạn sử dụng.

Tỉ lệ người có kiến thức đúng cả 5 nội dung trên là 49,1%. Tỉ lệ này khá thấp, điều này cho thấy người dân cần được nghe nhiều thông tin về cách lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm từ các hoạt động truyền thông tại địa phương nhiều và

Ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - 36-

thường xuyên hơn. Nghiên cứu Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trịnh Thị Phương Lâm (2005) cho thấy có 6,2 đến 20% người được khảo sát không biết chọn thực phẩm.

Nhìn chung, với chỉ khoảng 50% đối tượng điều tra có kiến thức đúng cả 5

nội dung cho thấy, cần thiết phải có kế hoạch tuyên truyền và phổ biến cụ thể các kiến thức về lựa chọn thực phẩm đúng đến từng hộ dân, đặc biệt là các hộ mù chữ.

Một phần của tài liệu điều tra hiểu biết về kiến thức, thực hành một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình xã mỹ xương, huyện cao lãnh đồng tháp năm 2014 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)