Mô hình hóa mạng lưới giáo dục và đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 76 - 85)

thiểu số

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KHKT giỏi, những nhân tài của đất nước. Cần có biện pháp để sớm phát hiện các mầm mống tài năng từ các trường phổ thông cơ sở, có kế hoạch đào tạo những học sinh xuất sắc nhanh chóng trở thành những cán bộ KHKT người DTTS giỏi và trẻ tuổi.

Hiện nay, chúng ta có hệ thống giáo dục ở vùng núi, song chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS. Để phát triển nguồn cho đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS nếu chỉ dựa vào các trường dân tộc nội trú ở các cấp huyện, tỉnh, bộ dành cho con em vùng DTTS vùng xa xôi hẻo lánh và hệ thống giáo dục như ngày nay (cơ sở vật chất thiếu, lớp học chưa bám dân cư, thiếu giáo viên cơ sở … ). Để tăng cường cho hệ thống giáo dục vùng DTTS, do địa bàn rộng, dân cư thưa, trường tiểu học và trung học cơ sở phải tách nhỏ theo cụm dân cư với phương châm “Trường bám cụm kinh tế, lớp học bám dân, thấy cô bám học trò”. Có như vậy mới có thể huy động mọi lứa tuổi đến lớp đến trường đạt kết quả cao.

Cần phải tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Vì trong thời gian qua ta còn thiếu sót ở nhiều khâu, nhiều công đoạn ở lứa tuổi học đường. Do đó, bây giờ Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp phải chăm lo ở tất cả các cấp bậc học. Củng cố ngành học mầm non, củng cố và mở rộng các trường phổ thông dân tộc nội trú, mở rộng hệ dự bị, cử tuyển. Phải tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường phổ thông dân tộc nội trú với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để xác định chỉ tiêu, kế hoạch, cơ chế xét chọn, cử tuyển học sinh DTTS vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên

nghiệp. Phải làm sao để đại bộ phận “đầu ra” của các trường phổ thông dân tộc nội trú cũng là “đầu vào” của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hệ dự bị, cử tuyển cũng là một nguồn cung cấp số học sinh DTTS cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Do đó, cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Dự bị Trường Đại học Tây Nguyên theo hướng độc lập hơn.

Do nguyên nhân lịch sử xã hội và hoàn cảnh địa lý tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của vùng DTTS không cao, vì thế tư tưởng của người dân còn chuyển biến chậm, ý thức đổi mới chưa cao. Nhìn chung, giáo dục tại vùng dân tộc chưa phát triển, trình độ văn hóa của người dân ở địa phương còn thấp, tỷ lệ cán bộ KHKT người DTTS thấp. Sự phát triển chậm trễ giáo dục ở vùng DTTS đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo cán bộ KHKT người DTTS. Để khắc phục tình trạng này tỉnh ĐăkLăk cần có các hình thức đào tạo cán bộ KHKT người DTTS tại các cấp trường học.

Trước tiên, cần mở các lớp dạy tiếng việt cho con em đồng bào DTTS tại các cụm dân cư. Một trong những trở ngại lớn nhất ảnh hưởng đến chất lượng học tập ở các cấp bậc học của học sinh, sinh viên DTTS là các em chưa hoàn toàn thông hiểu tiếng việt. Do đó, khả năng tiếp thu những kiến thức KHKT là rất khó khăn. Ngoài ra, học tiếng việt còn là công cụ quan trọng giúp cho các DTTS giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Và ngược lại, những cán bộ công tác tại vùng đồng bào dân tộc cũng cần tham gia học các lớp dạy tiếng dân tộc để dễ dàng giao lưu, tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi với đồng bào DTTS nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác của mình tại cơ sở.

Tiểu học, trung học, lớp dân tộc nội trú tại các vùng DTTS mở lớp nội trú ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, đối tượng học là con em dân tộc vùng xa xôi và miền núi. Đây là loại lớp nội trú, học sinh được miễn học phí và hưởng trợ cấp học tập sinh hoạt. Ngoài các môn học văn hóa, lớp này được học thêm các môn học liên quan đến KHKT.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú là một trường chuyên biệt có nhiều nét đặc thù. Do đó, vấn đề hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh là một vấn đề được các

trường đặc biệt quan tâm. Theo nghiên cứu thì có 4 phương thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (qua các môn học, qua hoạt động lao động sản xuất, qua các hoạt động ngoại khóa, qua sinh hoạt hướng nghiệp) thì hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động lao động sản xuất là hiệu quả nhất. Thực tiễn đã chứng minh, con đường giáo dục hướng nghiệp qua lao động kết hợp với dạy nghề mà các trường ở Lục Ngạn, Mộc Châu và nhiều trường khác trong cả nước đã làm không chỉ là con đường hiệu quả nhất mà còn góp phần giải đáp những trăn trở về mục tiêu và phương hướng tổ chức hoạt động này ở các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay. Nhưng vấn đề tổ chức lao động sản xuất và hướng nghiệp ở các trường gặp khó khăn đó là vừa thiếu đất, thiếu thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phục vụ dạy nghề, làm vườn và đặc biệt không có giáo viên được đào tạo về kỹ thuật nông lâm nghiệp.

“Học đi đôi với hành”, đó là phương châm là mục tiêu của giáo dục nước nhà cần vươn tới, nhất là trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Chúng ta không thể tách học sinh ra khỏi làng, bản của họ rồi nuôi dạy và chỉ dạy cho họ một mớ kiến thức xa rời thực tế. Bản chất học sinh DTTS là cần cù chất phác yêu lao động. Lao động còn là sợi dây bền chặt của khối đoàn kết tương thân tương ái, giúp các em luôn gần gũi với cộng đồng quê hương dù còn khó khăn, gian khổ, lạc hậu và thiếu thốn. Từ đó, họ thấy được trọng trách của mình đối với quê hương. Hướng nghiệp cho học sinh DTTS và tạo điều kiện cho họ được lao động là một vấn đề cấp bách cần được Sở GDĐT, các cơ quan ở tỉnh ĐăkLăk sớm nghiên cứu chấn chỉnh và thực hiện.

Dự bị, cử tuyển đại học là một hình thức đặc thù của giáo dục đại học dân tộc và là một hình thức có hiệu quả để đào tạo cán bộ chuyên môn người DTTS. Sinh viên hệ dự bị, cử tuyển chủ yếu là con em các DTTS ở vùng núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Đối tượng này được các địa phương chọn cử, chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương), không phải thi tuyển, được bồi dưỡng văn hóa một năm, sau đó vào học chính thức cùng với sinh viên thuộc các đối tượng khác. Hệ dự bị, cử tuyển có tác dụng tốt trong

việc thực hiện bình đẳng dân tộc và đoàn kết dân tộc trong giáo dục đại học. Dự bị, cử tuyển đại học đã tạo điều kiện cho con em các DTTS ở vùng xa xôi và khó khăn có cơ hội vào học đại học. Học sinh dự bị, cử tuyển đại học được miễn học phí hoàn toàn. Sau khi tốt nghiệp đại học sẽ trở về địa phương mình phục vụ và công tác.

Dưới sự lãnh đạo của đảng, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã trở thành công cụ quan trọng của hệ thống chính trị trong cách mạng XHCN. Vai trò lãnh đạo của đảng có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của nhà trường và đối với công tác đào tạo cán bộ trên tất cả các mặt. Tổ chức đảng lãnh đạo công tác GDĐT trong nhà trường ở các cấp, bảo đảm việc thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện những nhiệm vụ của tổ chức đảng cấp trên đặt ra cho lĩnh vực giáo dục đại học. Các trường cao đẳng, đại học là trường đào tạo cán bộ cấp cao của DTTS. Hiện nay, Quảng Tây (Trung Quốc) có 3 trường đại học, cao đẳng dân tộc (Học viện Dân tộc Quảng Tây, Học viện Y dân tộc Hữu Giang và Trường Cao đẳng Sư phạm Hữu Giang). Đây cũng là một mô hình GDĐT cho DTTS mà chúng ta cũng cần nghiên cứu và vận dụng.

Theo quy hoạch nhân dân để phát triển nông-lâm nghiệp ở từng tỉnh Tây Nguyên trong Dự án phân bổ lao động dân cư, định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới các tỉnh Tây Nguyên 1996-2010, tỉnh ĐăkLăk được xác định là vùng trọng điểm phát triển diện tích lúa nước, cao su, bông vải, mía đường, chăn nuôi và lâm nghiệp. Ngành chăn nuôi phát triển, kinh tế trang trại ra đời hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Ở tỉnh ĐăkLăk trong những năm đầu thập kỷ 80, cây công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% thì đến những năm đầu của thế kỷ XXI, cây công nghiệp đã chiếm ưu thế (hơn 1/2 giá trị sản phẩm ngành trồng trọt). Nhưng hiện nay kết cấu chuyên ngành của cán bộ KHKT người DTTS không hợp lý. Trong cán bộ DTTS, các chuyên ngành nông lâm nghiệp rất ít tình trạng này không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng DTTS ở tỉnh ĐăkLăk. Do đó, việc đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS thuộc các chuyên ngành có tính thiết thực và mang lại hiệu quả cao.

Có như vậy mới thực sự gắn đào tào với sử dụng để phát huy các thế mạnh vốn có của địa phương.

Tiếp tục đổi mới và bổ sung chính sách cán bộ một cách nhất quán, đồng bộ, công bằng, thỏa đáng. Cần có chính sách hỗ trợ học phí gắn với trách nhiệm công tác theo địa chỉ định trước cho học sinh, sinh viên người DTTS đang theo học các ngành mà tỉnh đang thiếu cán bộ. Trong công tác đào tạo cán bộ, không chỉ chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn phải chú trọng đào tạo các chuyên gia và lao động kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Các cơ quan sử dụng cán bộ có kế hoạch sử dụng các chuyên gia để bồi dưỡng thêm kiến thức cho sinh viên người DTTS mới ra trường một lần nữa (về kỹ thuật, kinh tế, xã hội …) hay 2 năm một lần gửi đi đào tạo lại. Các trường đào tạo cần nắm số học sinh, sinh viên ra trường để có kế hoạch bồi dưỡng hoặc đào tạo nâng cao, chuẩn hóa cho họ, tỉnh cần dành một phần kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị tiếp nhận sử dụng cán bộ nói trên. Đây là một khâu quan trọng trong vấn đề sử dụng cán bộ người DTTS mới ra trường.

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo đã ổn định, với nhiều mô hình đào tạo khác nhau cho người DTTS cần phải đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển của từng trường; xúc tiến việc xây dựng và hoàn thiện các đề án về nâng cấp, hiện đại hóa nhà trường. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các đề án đã được phê duyệt. Xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình, tránh tình trạng phải làm đi làm lại nhiều lần, gây lãng phí.

Để thực hiện mô hình hóa mạng lưới GDĐT cho người DTTS yêu cầu đặt ra cho tỉnh ủy UBND tỉnh ĐăkLăk phải đẩy mạnh xã hội hóa GDĐT, huy động tối đa các nguồn lực của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội và công sức của nhân dân vào việc xây dựng các nhà trường. Đó là xây dựng nhà học, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thư viện … có vai trò quan trọng hàng đầu, trực tiếp liên quan đến chất lượng đào tạo. Đồng thời những cơ sở vật chất phục vụ đời sống và các hoạt động chung của nhà trường như phòng làm việc, hội trường, nhà ở của học

sinh, sinh viên, nhà ăn, các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục thể thao … cũng rất quan trọng.

Về chính sách trợ cấp hỗ trợ sinh hoạt phí thì ngoài các chính sách chung của nhà nước, trước mắt tỉnh cần có chính sách trợ cấp cho các cháu học sinh học ở cấp học mẫu giáo và tiểu học. Học bổng hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp diện sinh viên DTTS xuất sắc, tiên tiến, khá rất ít. Do đó, số sinh viên DTTS được nhận học bổng rất ít. Vì vậy UBND và ngành giáo dục của tỉnh cần nghiên cứu tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ để mở rộng nhiều hình thức học bổng thuộc diện của sinh viên DTTS.

Đối với cán bộ ngành giáo dục, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa ngoài tiền lương và phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm đã có cần có một khoản trợ cấp ban đầu, tùy theo mức độ khó khăn của từng vùng. Chính quyền địa phương các cấp cần có chủ trương và biện pháp giúp đỡ họ về đất đai, nhà ở … để tạo điều kiện cho họ sớm ổn định cuộc sống, giải quyết khó khăn về kinh tế gia đình, yên tâm công tác ở địa phương. Cần nghiên cứu phương án khả thi về luân chuyển cán bộ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng cho những người đã cống hiến nhiều năm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Còn cán bộ trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần chú trọng và ưu tiên cho những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, đào tạo đối với sinh viên DTTS kể cả phụ cấp thêm cho những người học và biết tiếng dân tộc.

Chất lượng và năng lực thực sự của đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xây dựng CNXH ở các buôn làng cũng như sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh ĐăkLăk. Do đó, những kinh nghiệm được tổng kết nêu trên có ý nghĩa như là một định hướng, giải pháp cho Tỉnh ủy, UBND, chính quyền các cấp, các cơ quan làm công tác tổ chức và cán bộ bước đầu vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS cho Tây Nguyên nói chung và cho ĐăkLăk nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước, là thể hiện sinh động chính sách dân tộc của Đảng ta. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc CNH, HĐH đưa các dân tộc Tây Nguyên đi lên CNXH. Đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương đã có những cố gắng to lớn để đầu tư cho sự phát triển GDĐT nói chung và đào tạo cán bộ người DTTS nói riêng.

Qua nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS cho thấy một thực trạng là đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và phân bố chưa đều ở các vùng, các lĩnh vực. Có thể nói, thực trạng về đội ngũ này ở tỉnh ĐăkLăk hiện nay là biểu hiện của nền kinh tế chậm phát triển, mặt bằng dân trí thấp, mang nặng yếu tố lạc hậu về tập quán và nếp suy nghĩ. Nó đang đứng trước sự thách thức gay gắt của quá trình CNH, HĐH, đòi hỏi phải tiếp xúc với kỹ thuật và công nghệ hiện đại ngày càng đổi mới. Vì vậy, chúng ta cần có chính sách đặc biệt, biện pháp tích cực để tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng làm cho đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS trở thành lực lượng nòng cốt giúp đồng bào cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 76 - 85)