Công tác đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số phải gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 73 - 76)

phải gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị

Đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng đắn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, là điều kiện cơ bản để tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, là cơ sở chính trị, tư tưởng của sự đoàn kết thống nhất của toàn đảng, toàn dân. Công tác đào tạo cán bộ DTTS nói chung và đào tạo cán bộ KHKT người DTTS nói riêng là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động của đảng, do vậy, tất yếu phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị làm mục đích hoạt động của mình.

GDĐT phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đó là cái đích mà nền giáo dục nói chung và đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS nói riêng phải vươn tới. Chỉ

có căn cứ vào nhiệm vụ chính trị mới đánh giá được đúng chất lượng GDĐT. Chất lượng GDĐT không chỉ ở trình độ văn hóa, năng lực chuyên môn KHKT, mà là ở năng lực tổng hợp của người cán bộ bao gồm các mặt tư tưởng, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe và ở sự phát huy năng lực ấy vào thực tiễn cách mạng. Chính trị không phải là những khái niệm chung chung, chính trị là những nhiệm vụ cụ thể mà mỗi cán bộ KHKT người DTTS phải làm một cách có ý thức với sự nổ lực cao nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước và tỉnh ĐăkLăk.

Giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi; phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng ở các địa bàn xung yếu vùng sâu, biên giới, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội. Trong thời kỳ mới nhiệm vụ bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng vùng DTTS có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược ổn định phát triển toàn diện bền vững của nước ta. Từ mục tiêu này định hướng cho việc hoạch định hệ thống các chính sách xây dựng, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS gắn liền với việc thực hiện phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội vùng DTTS ở nước ta.

Thường vụ Tỉnh ủy ĐăkLăk đã xác định nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh là nền tảng; đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh là hai nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu cần được tiến hành đồng thời. Lấy hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng là thước đo cơ bản để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ. Trong chủ trương và phương hướng lãnh đạo, Tỉnh ủy luôn quán triệt vấn đề đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố và tăng cường an ninh, quốc phòng. Tại ĐăkLăk, trong những điều kiện có tính đặc thù, các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng luôn luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen và trực tiếp với nhau hàng ngày, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS đang sinh sống vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Trình độ phát triển cao thấp khác nhau là nguyên nhân tạo ra chênh lệch về mức sống giữa người kinh và người DTTS. Người kinh sống ở những nơi thuận lợi,

đất đai phì nhiêu, trên các trục đường giao thông, có đời sống, mức sống cao. Còn lại đa số người DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, nghèo đói, thiếu thốn. Khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa người kinh và người DTTS trên mọi phương diện còn là căn nguyên của sự xa lánh, kỳ thị dân tộc, đây là điều kiện thuận lợi cho bọn phản động lợi dụng kích động, ly khai, chia rẽ dân tộc. Tỉnh ĐăkLăk đã tiềm ẩn sự mất ổn định an ninh chính trị và trên thực tế đã bùng phát thành những điểm nóng vào tháng 3/ 2001 và 4/ 2004. Đó cũng là sự thách đố không hề đơn giản cho tỉnh ủy ĐăkLăk và UBND trong việc đề ra các chính sách cụ thể để đưa kinh tế vùng đồng bào các DTTS ngày càng phát triển.

Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT người DTTS phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Thực tiễn của tỉnh ĐăkLăk hiện nay là phân bố chưa đều giữa các ngành, tỷ lệ trên dân số còn thấp, chất lượng chưa cao. Các cấp ủy đảng cần thấy rõ được những tiềm năng vốn có của tỉnh mà chưa được khai thác trong đó có một nguyên nhân là chưa có đội ngũ cán bộ chuyên môn của lĩnh vực đó. Cũng như những đặc điểm riêng của ĐăkLăk là một tỉnh miền núi có số dân là đồng bào DTTS không ít, do vậy, cần có một đội ngũ cán bộ là người DTTS để chính họ là người hướng dẫn cho đồng bào của họ phát triển kinh tế-xã hội cho bản thân, gia đình mình và cho tỉnh ĐăkLăk.

Câu hỏi đặt ra tại sao đồng bào DTTS lại vượt biên, tham gia các cuộc bạo động chính trị vào năm 2001, 2004? Phải chăng vì nhận thức còn hạn chế khi họ vẫn rất ngây thơ nghĩ rằng không cần phải lao động vẫn được sung sướng nếu đi theo các thế lực đang kêu gọi họ, phải chăng vì cuộc sống còn khốn khó, nghèo nàn nên có một ước muốn là đi tìm một cuộc sống bớt khổ hơn ở một nơi xa lạ khác. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk phải có những chủ trương cấp thiết và chỉ đạo sát sao hơn về công việc trước mắt là phải có đội ngũ cán bộ KHKT về công tác tại các thôn, buôn để cùng với bà con sản xuất phục vụ cuộc sống hiện tại của họ và cũng như cho sự phát triển của địa phương đó. Về lâu dài phải có kế hoạch đào tạo cán bộ KHKT người DTTS để bổ sung cho các thôn, buôn. Vì đồng bào DTTS có một đặc điểm là ngại công tác xa nhà nên khi

được học và trở về quê hương công tác đó là tâm tư và nguyện vọng của họ. Làm như vậy, ta vừa phát triển kinh tế mà còn bảo đảm được an ninh chính trị ở những vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 73 - 76)