CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 27 - 42)

Trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk xác định GDĐT vùng DTTS là khâu đột phá để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tạo nguồn cán bộ cho tương lai. Đó cũng là biện pháp có tính chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam nói chung và sự ổn định phát triển bền vững của ĐăkLăk nói riêng.

1.3.1. Khái niệm Cán bộ khoa học-kỹ thuật

Cán bộ được chia thành ba loại đó là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ làm công tác chuyên môn; cán bộ nhân viên. Cán bộ KHKT thuộc cán bộ làm công tác chuyên môn. Cán bộ KHKT là những người được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên sâu về cả khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng, có giác ngộ XHCN, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, nắm được một cách có hệ thống những lý thuyết về khoa học kỹ thuật hoặc nghiệp vụ ngành, nghề đã học và đang làm việc trong các sở, ban, ngành, viện, trường, các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp.

Trên cơ sở khái niệm nêu trên, cách hiểu về cán bộ KHKT được diễn giải gồm những người:

- Đã tốt nghiệp đại học – cao đẳng và làm việc trong một ngành KHKT;

- Đã tốt nghiệp đại học – cao đẳng nhưng không làm việc trong một ngành KHKT nào;

- Chưa tốt nghiệp đại học – cao đẳng nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KHKT đòi hỏi trình độ tương đương.

Từ điển Bách khoa Việt Nam nêu khái niệm DTTS:

DTTS: dân tộc có số dân ít (có thể là hàng trăm, hàng ngàn và cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc số rất đông. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc chung và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú tập trung hoặc rải rác xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế-xã hội còn khó khăn. Vì vậy, các nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế-xã hội giữa dân tộc đông người và các DTTS [50, tr. 655].

Vậy, cán bộ KHKT người DTTS là những người thuộc dân tộc có số dân ít (không phải là dân tộc kinh) được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên sâu về cả khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng, có giác ngộ XHCN, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, nắm được một cách có hệ thống những lý thuyết về khoa học kỹ thuật hoặc nghiệp vụ ngành, nghề đã học và đang làm việc trong các sở, ban, ngành, viện, trường, các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp.

1.3.2. Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo việc tạo nguồn cho các trường đại học,

cao đẳng

Tạo nguồn cán bộ là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược cán bộ DTTS ở ĐăkLăk. Qua các kỳ đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, vấn đề tạo nguồn cán bộ luôn được quan tâm và chú ý đúng mức. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XII (1996) đã dự kiến mục tiêu tổng quát từ năm 1996 đến năm 2000 là: “Nâng cao đời sống và dân trí, thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, nhất là vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa để cùng tiến lên theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”” [3, tr. 44]. Việc nâng cao mặt bằng dân trí, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phát sóng truyền hình bằng tiếng Êđê ở vùng đồng bào DTTS có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo cơ sở nền tảng quan trọng

trong việc lựa chọn, phát hiện những người thực sự có năng lực để tạo nguồn cán bộ cho địa phương.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XII (1996) còn chỉ rõ: cấp ủy phải xây dựng ngay kế hoạch đào tạo cơ bản và đồng bộ đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu từ nay đến năm 2000 và sau những năm 2000 theo hướng trẻ hóa đồng thời phải kết hợp 3 độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ; coi đây là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định. Trong quy hoạch đào tạo cần chú ý các đối tượng là công nhân, con em gia đình chính sách, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc. Nhằm vào các nguồn trường nội trú dân tộc, sinh viên và trí thức trẻ, cán bộ cơ sở, bộ đội làm xong nghĩa vụ quân sự. Làm như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đang đi vào chiều sâu, xây dựng một đội ngũ cán bộ vươn lên ngang tầm nhiệm vụ.

Để thực hiện vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định nêu trên, Hội nghị Tỉnh ủy ĐăkLăk lần thứ Bảy đã đề ra chương trình hành động số 45 - CTr/ TU, ngày 06/ 01/ 1998: Chương trình Thực hiện Nghị quyết Trung ương Ba khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở quán triệt quan điểm, mục tiêu, tiêu chuẩn cán bộ, những nhiệm vụ và giải pháp lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII); vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh ĐăkLăk, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ Bảy đã xác định các quan điểm cơ bản cần quán triệt trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ ở ĐăkLăk đối với khâu tạo nguồn là: “Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ” [48].

Quán triệt sáng tạo Nghị quyết Trung ương Ba khóa VIII về chiến lược cán bộ vào đặc điểm và tình hình cụ thể của ĐăkLăk, chương trình hành động cũng đã đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2000 và 2020 là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, các cấp từ tỉnh đến cơ sở, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phải đặc biệt chú ý cán bộ DTTS, cán bộ nữ và cơ cấu ba độ tuổi, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững

vàng giữa các thế hệ cán bộ, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH, giữ vững độc lập tự chủ và đi lên CNXH.

Muốn có được đội ngũ cán bộ kịp thời và đảm bảo về chất lượng và số lượng Chương trình hành động cũng nêu rõ cần phải có kế hoạch quy họach cán bộ một cách cụ thể đó là: Phải tập trung vào đối tượng cần quy hoạch là những công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú, đặc biệt chú trọng cán bộ DTTS, cán bộ nữ, con gia đình có công cách mạng có trình độ và năng lực thực tiễn trong công tác, trong lao động sản xuất. Ngoài ra cần phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ từ các trường học, nguồn học sinh từ các trường phổ thông dân tộc nội trú, quân nhân các lực lượng vũ trang.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS đạt được mục tiêu đã đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ĐăkLăk đã ban hành Chỉ thị Số 19 – CT/ TU, ngày 26/ 7/ 1999 “Về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc”. Nội dung của Bản Chỉ thị được thể hiện trên ba vấn đề cơ bản về tạo nguồn như sau:

Lựa chọn số học sinh dân tộc có triển vọng, gia đình có lịch sử chính trị rõ ràng để đào tạo lâu dài, học sinh tiểu học đưa đi đào tạo ở trường dân tộc nội trú huyện; học sinh trung học cơ sở đưa đi đào tạo ở trường dân tộc nội trú tỉnh; học sinh trung học phổ thông đào tạo các bậc trung học chuyên nghiệp và đại học.

Tập trung củng cố, xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường dân tộc nội trú từ huyện đến tỉnh; đồng thời nghiên cứu sửa đổi chế độ học phí cho học sinh dân tộc nội trú, nhằm đảm bảo cho việc dạy và học đạt chất lượng cao hơn.

Chỉ thị đặc biệt nhấn mạnh các cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn rà soát lại số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hiện có ở địa phương không có điều kiện đi học các bậc trung học chuyên nghiệp, đại học, cần trú trọng sử dụng số học sinh này tham gia vào các đoàn thể quần chúng, chính quyền ở địa phương; qua đó lựa chọn, phát hiện những người có năng lực và phẩm chất đạo đức kết nạp đảng, đưa đi đào tạo tiếp nhằm tạo nguồn lâu dài. Đây là một hướng đi đúng đắn, có tính khả thi nhằm bổ sung một lực lượng cán bộ trẻ có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ DTTS các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

Nhằm cụ thể hóa những quan điểm chỉ đạo trong Chỉ thị số 19 (1999) của Tỉnh ủy ĐăkLăk, Năm 2000 UBND tỉnh đã ra Quyết định Số 429/ QĐ – UB về việc thực hiện Chỉ thị số 19 của tỉnh ủy. Đường lối của Chỉ thị số 19 về sửa đổi chế độ học phí cho học sinh dân tộc nội trú cũng đã được cụ thể hóa trong thực tiễn bằng Quyết định Số 1314/ QĐ – UB của UBND năm 2001, Về việc hỗ trợ sinh hoạt phí cho học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đặc biệt từ năm 2001, khi có Thông tư liên tịch số 04/ 2001/ TTLT-BGD&ĐT- BTCCBCP-UBDT&MN, công tác tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển được tiến hành một cách quy cũ, bài bản và chặt chẽ hơn trước. UBND tỉnh đã thường xuyên có các văn bản chỉ đạo về quy trình tuyển sinh, đối tượng ưu tiên phù hợp với đặc thù của địa phương, xét duyệt phương án phân bổ chỉ tiêu và quyết định danh sách học sinh được chọn cử đi học.

Ngày 20/ 01/ 2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/ TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) qua Báo cáo Số 28 – BC/ TU với những nội dung chỉ đạo sau đây:

Các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành cần làm việc với các trường cấp 3 để tuyển chọn số con em ở các gia đình có truyền thống cách mạng, học lực khá; đào tạo tiếp để phục vụ tại địa phương mình, ngành mình. Trong năm 2002, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh khảo sát lại nhu cầu cán bộ quản lý nông nghiệp ở cơ sở, làm việc với Trường Đại học Tây nguyên, Bộ GDĐT để mở 1 lớp đại học kinh tế nông lâm nghiệp cho học sinh DTTS đã tốt nghiệp cấp 3. Số học sinh tốt nghiệp nói trên được bố trí công tác ở tại địa phương giới thiệu đi học.

Có kế hoạch đào tạo tiếp số học sinh DTTS sau khi tốt nghiệp các trường phổ thông dân tộc nội trú nhưng không theo học ở bậc học cao hơn vào đào tạo nghề, nhằm đào tạo nguồn lao động có tay nghề.

Các cấp, các ngành, các đơn vị phải xem công tác quy hoạch cán bộ là một việc làm thường xuyên của đơn vị và các cấp ủy đảng. Khi quy hoạch cán bộ DTTS không chỉ chú ý đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt mà cần quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên

viên, cán bộ chuyên môn mới khắc phục được tình trạng hụt hẫng cán bộ DTTS như hiện nay ở các ngành các cấp.

Đối tượng được quy hoạch để đào tạo theo tinh thần của quyết định số 135 của Thủ tướng Chính phủ (1998) cũng đã được tỉnh ủy ĐăkLăk chỉ đạo và UBND tỉnh cũng đã có liên tiếp hai văn bản đó là Công văn số 2212/ CV-UB (2002) về việc thực hiện dự án đào tạo cán bộ thuộc chương trình 135 và Quyết định số 1581/ QĐ-UB (2003) về việc phê duyệt dự án đào tạo cán bộ xã, thôn, buôn thuộc chương trình 135. Cán bộ thuộc chương trình 135 dành cho những xã đặc biệt khó khăn được gửi đi đào tạo trong đó có con em người DTTS để phục vụ sự phát triển của địa phương từng bước đưa địa phương mình ra khỏi danh sách những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào ở địa phương mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh ủy ĐăkLăk cũng đã ban hành Nghị quyết Số 05 – NQ/ TU về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ nay đến năm 2010, ngày 14/ 1/ 2005 với quan điểm chỉ đạo là: công tác cán bộ DTTS, phải coi trọng việc tạo nguồn, tuyển chọn từ con em cán bộ và gia đình cách mạng là người DTTS. Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ phối hợp với các ngành chức năng khảo sát nhu cầu cán bộ ở các ngành, các lĩnh vực và các cấp, hàng năm có kế hoạch cử tuyển, mở lớp đào tạo, đảm bảo mục đích đào tạo gắn với sử dụng.

Để tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề hàng năm tỉnh ĐăkLăk đã phối hợp với Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Sở Nội vụ để nắm được thực trạng đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực KHKT là người DTTS để từ đó nhận thức được nhu cầu cán bộ cần sử dụng và có chủ trương cụ thể về công tác đào tạo đội ngũ này thông qua chỉ tiêu của Bộ GDĐT giao cho các trường và chủ động đề nghị các trường mở thêm các lớp đào tạo theo địa chỉ dựa trên nhu cầu cần sử dụng của tỉnh.

Có thể nhận thấy xuyên suốt đường lối của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về khâu tạo nguồn cán bộ DTTS cho các trường đại học, cao đẳng dựa trên các tiêu chí sau: người được gửi đi đào tạo phải có lý lịch rõ ràng, cơ bản, con em thuộc diện gia đình chính sách, có bản lĩnh chính trị, mang bản chất giai cấp công nhân … Trên cơ sở các tiêu chí đó nguồn cán bộ gửi đi đào tạo ở các trường được thực hiện thông qua quá trình khảo sát

và tuyển chọn từ những người DTTS bằng những con đường sau: chú ý đào đạo từ cấp học tiểu học lên trung học cơ sở, trung học phổ thông rồi vào đại học; hệ dự bị, cử tuyển; đã học hết phổ thông trung học không có điều kiện học lên cao, đồng bào là người DTTS được tuyển dụng vào các tổ chức đoàn thể, chính quyền trong hệ thống chính trị sẽ được gửi đi học; thông qua quá trình khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ DTTS để chủ động gửi cán bộ đến học ở các trường đại học, cao đẳng về các chuyên ngành mà tỉnh đang thiếu cán bộ.

Xuất phát từ mục tiêu đề ra của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk là nâng cao trình độ dân trí, vì vậy, phải đặc biệt quan tâm từ các cấp bậc học cho đồng bào DTTS. Đồng bào DTTS học xong bậc tiểu học thì gửi lên học ở trường nội trú huyện, xong trung học cơ sở thì gửi lên học ở nội trú tỉnh. Làm như vậy không chỉ nâng cao được trình độ dân trí mà đó còn là cách tạo nguồn tốt nhất cho các trường cao đẳng, đại học cũng như đảm bảo cho chất lượng của công tác đào tạo sau này tại các trường cao đẳng, đại học đạt kết quả cao.

Tuy nhiên, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác cán bộ DTTS

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 27 - 42)