Công tác đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số là rất quan trọng cần chủ động tạo nguồn cán bộ tại chỗ phục vụ cho địa

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 67 - 71)

là rất quan trọng cần chủ động tạo nguồn cán bộ tại chỗ phục vụ cho địa phương, tránh ỷ nại, trông chờ trung ương

Vùng núi, vùng DTTS là địa bàn chiến lược quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn đưa vùng núi, vùng DTTS phát triển theo kịp miền xuôi thì phải đầu tư cho KHKT mà trước hết là những người làm KHKT đặc biệt là đội ngũ cán bộ DTTS. Trong thời đại ngày nay khoa học và kỹ thuật càng gắn kết với nhau. Khoa học không tách rời kỹ thuật, khoa học đi trước dẫn đường làm cơ sở cho kỹ thuật. KHKT rất cần thiết cho vùng núi, vùng DTTS nơi mà kinh tế còn kém phát triển. Hoạt động khoa học của cán bộ KHKT người DTTS không chỉ làm thay đổi căn bản hệ thống sản xuất truyền thống mà còn làm xuất hiện những ngành sản xuất mới do những yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra. Thực tiễn công cuộc đổi mới đòi hỏi hoạt động khoa học của đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS không ngừng đáp ứng yêu cầu của vùng núi, vùng DTTS. Đồng thời công cuộc đổi mới cũng tạo điều kiện cán bộ KHKT người DTTS tham gia hoạt động lao động sáng tạo.

Cán bộ KHKT người DTTS là lực lượng xung kích trong phong trào cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất của đất nước, của địa phương trong sự nghiệp CNH, HĐH. Họ tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, đời sống ở vùng núi, vùng DTTS. Hoạt động này thể hiện tính tích cực xã hội và cải tạo xã hội một cách thực tế. Hơn ai hết, cán bộ KHKT người DTTS là người am hiểu lịch sử, hiện trạng, ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán của dân tộc mình và thông thạo tiếng kinh rồi tiếng mẹ đẻ thì việc tuyên truyền ứng dụng KHKT đến các làng, bản sẽ dễ hơn nhiều so với người kinh sống trên vùng DTTS. Là một bộ phận quan trọng của đội ngũ trí thức XHCN, cán bộ KHKT người DTTS sẽ góp phần cùng với sinh viên người dân tộc đa số và các nhóm trí thức khác thay đổi môi trường xã hội, xây dựng lối sống công nghiệp - một yêu cầu hết sức cần thiết đối với vùng DTTS, nơi còn nhiều thủ tục lạc hậu trong cả lối sống, suy nghĩ, cách làm ăn.

Trong sự nghiệp phát triển CNH, HĐH đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS là nhóm người thực hiện những nhiệm vụ trọng đại và ước mơ cao đẹp mà thế hệ trước chưa có điều kiện để hoàn thành hoặc chưa làm được và nâng nó lên ở một tầm cao mới, một trình độ mới. Được đào tạo cơ bản và có hệ thống về KHKT trong

các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS là nguồn cung ứng nhân lực lao động có trình độ chuyên môn cao, là nguồn nhân lực vô giá đối với vùng DTTS, nơi sự phát triển kinh tế-xã hội còn thấp kém, dân trí chưa được nâng cao, lực lượng lao động trí tụê còn rất khiêm tốn. Mặt khác, cán bộ KHKT người DTTS là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức trẻ nói chung, trí thức là người DTTS nói riêng.

Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS là một nội dung quan trọng của chính sách dân tộc, là cơ sở để duy trì bình đẳng dân tộc, đẩy mạnh phát triển đội ngũ cán bộ DTTS là vấn đề then chốt để giải quyết vấn đề dân tộc. Đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào các dân tộc. Việc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS thiểu số phải phát huy cao độ trí tụê sức lực của đồng bào và cán bộ dân tộc. Vai trò này không ai có thể thay thế được đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS. Muốn vậy, bản thân cán bộ KHKT người DTTS phải xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, có thái độ lao động đúng đắn và thực hiện triệt để đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ở vùng DTTS; tránh tư tưởng chỉ muốn hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm của mình với quê hương, vì quê hương vì dân tộc mình. Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em đồng bào DTTS. Công tác này còn phải làm cho mỗi cán bộ, học sinh, sinh viên người DTTS thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình, thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để phấn đấu, vươn lên học tập tốt, công tác tốt, trở thành người cán bộ tốt để phục vụ trước hết là vì lợi ích của mình và đồng bào mình.

Đảng và Nhà nước thấy được tầm quan trọng nhưng chưa thấy được tính cấp thiết của vấn đề đào tạo cán bộ KHKT người DTTS. Những tồn tại, hạn chế của công tác này, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân đó là sự nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ về tính chất bức thiết của vấn đề này. Do chưa thấy hết tính chất cấp thiết của vấn đề đào tạo cán bộ KHKT người DTTS, cho nên các chỉ

thị, nghị quyết của đảng, các chính sách của nhà nước ban hành về vấn đề này còn rất ít và các văn bản đã ban hành lại không được thực hiện nghiêm. Vì vậy, để tạo được một bước tiến trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT người DTTS, phải tạo được một sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành liên quan đến công tác này, trước hết là các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các trường đào tạo và các cơ quan tổ chức cán bộ. Phải coi đây là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH ở Tây Nguyên. Nó không chỉ là vấn đề văn hóa, xã hội mà là vấn đề chính trị-kinh tế, trực tiếp liên quan đến đảm bảo cho sự ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh của vùng và của cả nước. Từ nhận thức đó, xây dựng tinh thần quyết tâm, đề cao trách nhiệm của các cá nhân trong việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện sáng tạo những nhiệm vụ đã đề ra.

Các nghiên cứu về chủ đề công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS hiện nay thường nghiêng về quan điểm “ưu tiên dân tộc” để từ đó đề xuất các chính sách cụ thể. Cần phải lưu ý rằng trong khi những chính sách ưu tiên là cần thiết, nó không thể là một giải pháp có tác dụng lâu dài. Vấn đề ở đây là các giải pháp đào tạo cán bộ phải nhằm vào việc phát huy nội lực của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền và kiến thức riêng của họ để từ đó tìm ra con đường đi lên thích hợp. Nguyên Thủ tưởng Phạm Văn Đồng đã sớm nhận ra vấn đề này khi ông nhấn mạnh rằng “Mỗi dân tộc phải sớm tạo ra được một đội ngũ cán bộ đồng bộ, trong đó có nhiều người giỏi, dần dần đủ sức giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của dân tộc mình”. Có thể nói cách tiếp cận dựa trên quan điểm “ưu tiên” nếu như không thực hiện đầy đủ theo đúng nghĩa ưu tiên thì sẽ có nguy cơ phản ánh một cách nhìn phiến diện đối với vấn đề phát triển, và ở một chừng mực nhất định, có thể tạo ra tâm lý trông chờ và ỷ lại vốn là trở ngại chính của đường lối phát huy nội lực trong phát triển

Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở ĐăkLăk cho thấy tổ chức cơ sở đảng nào, địa phương nào nhận thức sâu sắc và đầy đủ về công tác

này nơi đó sẽ có các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể phù hợp thì kết quả thực hiện cao còn nơi nào có nhận thức, đánh giá không đúng về cán bộ DTTS thì kết quả thấp, lúng túng trong việc đào tạo và bố trí sử dụng. Ví dụ như quá trình triển khai Chỉ thị 19-CT/ TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy diễn ra đồng thời với việc thực hiện Nghị quyết trung ương Bảy khóa VIII về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế nhưng do nhận thức tốt, có chương trình kế hoạch phù hợp nên phần lớn các địa phương, đơn vị đã thực hiện có kết quả.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)