Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 59 - 67)

Thứ nhất, những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và Nhà nước là cơ sở để Tỉnh ủy, UBND tỉnh ĐăkLăk đề ra chủ trương, chính sách.

Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên, xác định Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước như: Nghị quyết của Bộ Chính trị Số 10 (2002), Về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết Bộ Chính trị Số 22 (1989), Về một số chủ trương, chính sách lớn phát

triển kinh tế-xã hội miền núi. Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 13/ 3/

1990 đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đối với đội ngũ cán bộ DTTS … Sự quan tâm sâu sát đến đời sống của đồng bào các DTTS, vừa thể hiện chính sách dân tộc của Đảng vừa đáp ứng yêu cầu phát triển để thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền núi và đồng bằng, giữa khu vực nông thôn với thành thị.

Nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề, Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã ban hành những chủ trương, chính sách đối với đồng bào các DTTS. Đặc biệt là Chỉ thị số 19 của Tỉnh ủy (1999) Về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc. Sau Chỉ thị 19 Tỉnh ủy cũng đã ra một loạt Chỉ thị, Thông báo hướng dẫn, tổng kết quá trình thực hiện Chỉ thị 19 của Tỉnh ủy. Trong đó, có các nội dung như: chế độ phụ cấp đối với học sinh, sinh viên, cán bộ đi học, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa; có đề án củng cố và phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường đào tạo chuyên nghiệp; có các dự án, đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; có chỉ thị riêng về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc … Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS có phẩm chất, đủ năng lực điều hành, quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND về công tác cán bộ KHKT và cán bộ người DTTS thì được ban hành bởi rất nhiều văn bản khác nhau trong từng thời kỳ. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001-2005 cũng đề cập đến những việc cần làm như nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức kinh tế-xã hội và mọi cá nhân có nhu cầu và khả năng tham gia hoạt động khoa học, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho

các cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu và quản lý khoa học, có chính sách thu hút và phát huy trí tụê của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như có chế độ đãi ngộ cán bộ KHKT về công tác tại vùng khó khăn … Tỉnh ủy và UBND tỉnh chưa có chủ trương cụ thể cho việc xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS trong những năm trước mắt và lâu dài. Nên những văn bản về đào tạo cán bộ KHKT người DTTS còn rất mờ nhạt thậm chí là rất ít văn bản, nếu có thì cũng chỉ được nhắc đến vài dòng trong một văn bản về đội ngũ cán bộ KHKT hay cán bộ DTTS. Có thể nói, đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp nhất ảnh hưởng đến số lượng ít và chất lượng không cao của đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS của tỉnh ĐăkLăk.

Thứ hai, các trường đào tạo chuyên nghiệp chủ động sử dụng nhiều mô hình đào tạo khác nhau

Mạng lưới GDĐT ngày càng được quan tâm và đầu tư thích đáng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các trường lớp, phòng học được nâng cấp, kiên cố hóa, trang thiết bị dạy học và đồ dùng học tập từng bước được đầu tư hiện đại, đội ngũ giáo viên, giảng viên được bổ sung về số lượng và đào tạo nâng cao về trình độ, đáp ứng yêu cầu dạy và học ngày càng cao của xã hội. Các hình thức đào tạo, các loại hình trường lớp, các ngành nghề đào tạo ngày càng được mở rộng đa dạng với nhiều cấp độ.

Việc đa dạng hóa các mô hình đào tạo là một việc làm cần thiết trong việc đào tạo được số lượng cán bộ KHKT người DTTS phục vụ cho địa phương về trước mắt cũng như lâu dài. Vì một thực tế hiện nay và nhiều năm về trước cho thấy, rất nhiều sinh viên DTTS bị hổng kiến thức cơ bản từ các cấp học dưới, trình độ đầu vào của học sinh không đều và không bằng so với sinh viên người kinh. Các em được vào các trường chuyên nghiệp từ những nguồn khác nhau như cử tuyển, dự bị, cộng điểm là người DTTS, sử dụng trước đào tạo sau. ĐăkLăk lại là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc. Phần lớn bộ phận dân cư này đều sống ở vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp, sản xuất nông nghiệp là chính, phương thức canh tác và tập tục còn lạc hậu.

Trước thực trạng đó, công tác đào tạo cán bộ ở các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk thời gian qua đã thể hiện tính năng động sử dụng các hình thức đào tạo cho nhiều đối tượng khác nhau, tích cực nhất là đối với người DTTS. Đó là đào tạo tại chức, chuyên tu cho những đối tượng đã qua sử dụng mà tiếp tục phải đào tạo, bồi dưỡng; phương pháp đào tạo linh hoạt, có những lớp học đào tạo theo chuyên đề đối với những cán bộ yếu một số lĩnh vực hoặc cần được bổ sung thêm lĩnh vực nào thì đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực đó … nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị đặt ra. Nhà trường cũng quan tâm nhiều hơn bằng nhiều hình thức đào tạo, phổ biến kiến thức KHKT đã làm cho người lao động ngày càng được nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề. Đó là những thành công bước đầu và cũng là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới hiện nay, và đặc biệt quan trọng khi cả nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH.

Những năm gần đây, các trường đào tạo chuyên nghiệp đã đáp ứng được những đề nghị của các ngành, các địa phương liên kết mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo khoa học … nhằm cập nhật kiến thức KHKT, ứng dụng công nghệ mới cho một bộ phận lao động nòng cốt trong đồng bào DTTS tiếp cận với những tiến bộ KHKT, làm chủ công nghệ tiên tiến, đã giúp phát huy tính lao động sáng tạo, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ngày càng đông, trình độ KHKT được nâng dần lên.

Số lượng cán bộ KHKT người DTTS được tăng dần theo từng năm nhưng chất lượng là một vấn đề đáng bàn. Bởi, cùng với việc sử dụng nhiều mô hình đào tạo khác nhau nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy còn thiếu về số lượng, chưa thường xuyên được đào tạo nâng cao ngang tầm nhiệm vụ, chưa đáp ứng yêu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDĐT. Cơ sở vật chất của nhà trường, nhất là các phòng thí nghiệm, thư viện, đồ dùng học tập còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa tương xứng với yêu cầu. Phương pháp giảng dạy, giáo trình chậm được đổi mới. Công tác GDĐT đầu tư còn dàn trải chưa thực sự có chiều sâu.

Công tác xã hội hóa GDĐT lâu nay chưa được hiểu đầy đủ nội dung của nó, thường ta chỉ chú trọng vấn đề huy động toàn xã hội đóng góp kinh phí cho GDĐT.

Thực ra có những nội dung còn quan trọng hơn, như toàn xã hội quan tâm đến chất lượng và hiệu quả GDĐT, việc tổ chức thực tập, thực hành của học sinh, sinh viên, cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt của cán bộ, học sinh, sinh viên nội trú góp phần xây dựng môi trường giáo dục. Đó là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại của việc chất lượng GDĐT chưa cao, kìm hãm sự phát triển của ngành GDĐT tỉnh ĐăkLăk hiện nay.

Thứ ba, thiếu hụt đầu vào ở các trường đào tạo chuyên nghiệp.

Qua nghiên cứu về thực trạng công tác GDĐT của tỉnh ĐăkLăk, có thể nói chất lượng dạy và học ở các bậc học phổ thông còn thấp, nhất là đối với cấp tiểu học và giáo dục mầm non ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất, dẫn đến sự thiếu hụt sinh viên DTTS đầu vào ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh trong những năm qua.

Mặc dù, mạng lưới trường, lớp được xây dựng đều khắp, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa của tỉnh, thuận lợi cho học sinh từ những vùng khó khăn cũng có điều kiện đến trường. Tất cả các xã đều có trường tiểu học, trung học cơ sở, các huyện đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông. Điều đó có nghĩa trẻ em đến tuổi đi học có điều kiện thuận lợi để đến trường, nhờ đó số học sinh phổ thông của tỉnh tăng lên trong những năm gần đây. Nhưng chính sách ưu đãi về vật chất cho sinh viên DTTS chưa phù hợp, mức hỗ trợ sinh hoạt phí còn thấp, chưa đủ giúp học sinh nghèo vượt qua khó khăn, chưa tạo ra được động lực thúc đẩy học sinh quyết tâm phấn đấu vào đại học, cao đẳng. Một số sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện đi học, phải bỏ học giữa chừng. Bên cạnh đó có không ít sinh viên DTTS bỏ học vì học yếu và lưu ban không thể theo kịp chương trình học ở phổ thông. Thêm vào đó, tình trạng dạy thêm học thêm càng làm gia tăng khoảng cách về học lực giữa đồng bào DTTS với người kinh. Với tâm lý mặc cảm tự ty các em đã bỏ học.

Trong quá trình đào tạo phổ thông, nhất là những năm cuối cấp trung học phổ thông, nhà trường chưa lồng ghép và bồi dưỡng kiến thức có tính hướng nghiệp cho học sinh khi chọn nghề, chọn trường. Nên tình trạng chọn không đúng ngành nghề,

không phù hợp với năng lực, sở trường của mình vẫn còn khá phổ biến. Và chính họ cũngkhông tin rằng học xong cao đẳng, đại học có thể kiếm được việc làm đúng ngành nghề sau khi ra trường. Như vậy, sự thiếu hụt này bắt nguồn từ giáo dục ở bậc phổ thông, càng lên lớp trên, số lượng và tỷ lệ học sinh DTTS ngày càng giảm. Điều này càng làm gay gắt sự thiếu hụt đầu vào các trường chuyên nghiệp là người DTTS. Như vậy, muốn tăng số lượng và tỷ lệ học sinh DTTS vào đại học, cao đẳng thì phải chú ý đến các biện pháp nhằm tăng số lượng và chất lượng giáo dục ngay từ các bậc phổ thông.

Ngoài ra cũng có các hoạt động tạo nguồn cho các trường đào tạo chuyên nghiệp khác như mở các lớp dự bị, cử tuyển tuy nhiên công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn nhiều bất cập.

Trong tuyển sinh việc phân nhóm đối tượng ưu tiên và quy định diện chuẩn cho các nhóm chưa phù hợp. Về phân nhóm đối tượng ưu tiên, học sinh DTTS được đưa vào nhóm ưu tiên 1. Nhưng học sinh người kinh có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên ở miền núi, vùng cao (đối tượng 5a) cũng được đưa vào nhóm này. Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý, cần có nhóm ưu tiên riêng, cao hơn cho học sinh DTTS. Có như vậy mới tăng được số học sinh DTTS vào đại học, cao đẳng.

Ở cấp huyện và xã đã có sự chủ động lựa chọn những người tích cực trong phong trào quần chúng vào làm việc trong cơ quan nhà nước rồi sau đó cử đi học với hình thức vừa làm vừa học, tức sử dụng trước đào tạo sau. Số học sinh, sinh viên người DTTS tốt nghiệp các trường đào tạo chuyên nghiệp đã được tỉnh bố trí, sử dụng ngày càng nhiều. Cán bộ được đào tạo ngành nào thì được bố trí sử dụng vào chuyên môn đó, yếu mặt nào thì được đào tạo bồi dưỡng mặt đó, khi chuyển việc làm thì tiếp tục bồi dưỡng thêm. Điều đó thể hiện tính linh động trong việc sử dụng và tạo nguồn cán bộ nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng. Đó cũng là một cách tạo nguồn cho các trường đào tạo chuyên nghiệp, phần nào đáp ứng kịp thời lực lượng cán bộ DTTS cho việc thực hiện nhiệm vụ

chính trị ở địa phương. Tuy nhiên, hình thức tạo nguồn này chưa được thực hiện sâu rộng trong toàn tỉnh.

Đối với các cấp ủy đảng, chính quyền chưa tập trung trí tụê để xây dựng kế hoạch tạo nguồn cán bộ KHKT người DTTS cho địa phương mình. Về nhận thức cũng đã thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng chưa đầu tư xây dựng nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Công tác tạo nguồn cán bộ, đặc biệt là cán bộ người DTTS còn nặng hình thức, mang tính bình quân, chưa xây dựng theo nhu cầu và khả năng đáp ứng của từng ngành, từng khu vực và theo cơ cấu thành phần dân tộc. Do đó, có DTTS hiện nay vẫn chưa có cán bộ KHKT. Phần lớn đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS tập trung công tác ở thành phố và những huyện tương đối phát triển. Tỉnh ĐăkLăk mới dừng lại ở mức sử dụng cái đã có, chuyển qua chuyển lại giữa các đơn vị trong phạm vi quản lý, chưa có chương trình cụ thể làm cho người lao động trong đồng bào DTTS dần dần trở thành người lao động có kỹ thuật cũng như những biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở địa phương.

Thứ tư, chưa thực hiện tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng

Đào tạo và sử dụng là một trong những mắt xích của chiến lược cán bộ. Phải coi công tác đào tạo cán bộ và thực hiện bước sau đào tạo là sử dụng cán bộ là việc làm thường xuyên, có tác động hai chiều để thực hiện chiến lược cán bộ một cách hiệu quả. Qua nghiên cứu có thể thấy đường lối của tỉnh ủy, UBND về sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng là khá rõ ràng, đầy đủ nhưng trong quá trình thực hiện thì chưa giải quyết tốt được mối quan hệ giữa hai khâu này mà khâu nào thực hiện hoàn toàn độc lập ở khâu đó.

Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 19 – CT/ TU của Tỉnh ủy một cách sâu rộng và thường xuyên nhằm đạt yêu cầu đề ra. Từng cấp, từng ngành có kế hoạch, phương án cụ thể về đào tạo và sử dụng cán bộ người DTTS, như Điều 4 của Chỉ thị đã ghi: Đối với học sinh tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và đại học, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ cùng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có

trách nhiệm tiếp nhận và nghiên cứu để phân công công tác về các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, doanh nghiệp phù hợp với chuyên môn được đào tạo để làm sao sở, ban, ngành nào cũng có cán bộ dân tộc. Trường hợp hết định biên thì các sở, ban, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước ký hợp đồng lao động dài hạn. Trong quá trình sử dụng, nếu cán bộ dân tộc nào có triển vọng thì phải quan tâm phát triển Đảng; cử đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị và ưu tiên bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các mức độ khác nhau, phù hợp với năng lực và sở trường công tác [47].

Trả lời câu hỏi “Học cái gì?” và “Làm ở đâu?” đối với học sinh, sinh viên người DTTS là một vấn đề lớn, quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ, sâu sắc

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 59 - 67)