STT NĂM HỌC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN TỶ LỆ 1 1999-2000 50 45 90 %

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 44 - 59)

1 1999-2000 50 45 90 % 2 2000-2001 50 51 102 % 3 2001-2002 55 65 118 % 4 2002-2003 60 60 100 % 5 2003-2004 65 67 103 % TỔNG CỘNG 270 288

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐăkLăk

Qua bảng thống kê số lượng học sinh DTTS theo học hệ dự bị chúng ta có thể nhận thấy là hầu hết các năm đều vượt chỉ tiêu đặt ra. Điều đó cho thấy nguồn vào của học sinh DTTS ở tỉnh ĐăkLăk không ít vấn đề là chúng ta có những chủ trương, chính sách cụ thể như thế nào để có thể nắm chắc số lượng học sinh DTTS ở các địa phương và gửi đi đào đạo.

Một hướng mở mới trong việc thực hiện chủ trương cử tuyển một cách tập trung và có hiệu quả, được nghiệm thu qua một khóa học do tỉnh ĐăkLăk tự trích kinh phí liên kết đào tạo với Trường Đại học Tây Nguyên mở lớp Cử tuyển chuyên ngành kinh tế nông lâm (2003) cho 46 học sinh DTTS tại chỗ. Tỉnh ủy, UBND giao cho Sở Nội vụ quản lý trực tiếp từ đầu vào cho đến đầu ra của lớp học và bố trí sử dụng cho những địa chỉ cụ thể đã được dự kiến. Có thể khẳng định lớp riêng của tỉnh ĐăkLăk liên kết với Trường Đại học Tây Nguyên đạt chất lượng. Tuy nhiên, mô hình này đã không được vận dụng thường xuyên và nhân rộng ra nhiều chuyên ngành khác. Từ năm 2003 nhưng đến năm 2007 mới tiếp tục mở một lớp Chuyên tu Y khoa địa chỉ và đến 2008 mở lớp Y khoa địa chỉ học tại Khoa Y dược Trường Đại học Tây Nguyên.

Đối với các trường chuyên nghiệp ngoài tỉnh, tỉnh ĐăkLăk cũng chưa chú trọng đên công tác cử tuyển. Học sinh DTTS chủ yếu được cử tuyển vào dự bị Đại học Nha Trang, trong khi đó hàng năm tỉnh ĐăkLăk có thể xin Bộ GDĐT thêm một số chỉ tiêu để

cử tuyển học sinh DTTS đến học một số trường mà địa phương đang thiếu cán bộ. Nếu làm tốt điều đó, vừa đáp ứng yêu cầu tăng nhanh số lượng vừa khắc phục tình trạng thiếu cán bộ DTTS ở một số lĩnh vực, nhất là kinh tế, kỹ thuật.

Thứ hai, năng lực đào tạo của các trường đào tạo chuyên nghiệp

Trong GDĐT, mục tiêu quan trọng hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp là bộ phận trực tiếp thực hiện mục tiêu này. Dưới sự lãnh đạo của đảng, sự quan tâm đầu tư của nhà nước, của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, giáo dục chuyên nghiệp ở ĐăkLăk có những bước phát triển rõ rệt, nhất là về quy mô trường, lớp.

Trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk có Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk. Năm 2008 Trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc tỉnh ĐăkLăk phát triển thành Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên. Trường Đại học Tây Nguyên có 6 khoa (năm 2004) và hiện nay có 9 khoa, từ 21 chuyên ngành đào tạo đến nay có 33 chuyên ngành đào tạo. Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk có hai hệ cao đẳng và trung học với 9 chuyên ngành đào tạo. Số lượng học sinh là người DTTS học tại các trường trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk ngày càng tăng lên nhưng không đáng kể. Trường Đại học Tây Nguyên năm học 1997-1998 tuyển sinh có 408 sinh viên DTTS (chiếm 15,5% tổng số sinh viên toàn trường) đến năm học 2001-2002 có 519 sinh viên DTTS (chiếm 12,1% tổng số sinh viên toàn trường), như vậy, trong 5 năm chỉ tăng được 111 sinh viên là người DTTS nhưng so với tỷ lệ sinh viên toàn trường thì số sinh viên là người DTTS lại giảm đi. Ngoài ra, sinh viên DTTS tỉnh ĐăkLăk được cử tuyển và thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp ngoài tỉnh, ở thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên ĐăkLăk học ở 23 trường trong hơn 30 trường đại học, cao đẳng của thành phố. Như trường Đại học Kinh tế, Đại học Luật, Đại học Dược, Đại học Mỹ thuật, Đại học Thể dục thể thao Trung ương 2, Cao đẳng Kinh tế, Cao đẳng Kiểm sát …

Từ năm 1996 đến nay hầu hết các trường đều có mở thêm một số ngành nghề mới, đưa một số ngành nghề đào tạo tăng lên nhanh chóng. Sự mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề, đa dạng hóa đào tạo của các trường là một xu hướng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, của nền kinh tế ĐăkLăk đang chuyển mạnh sang kinh tế

hàng hóa. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề mới, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã hội. Đó là con đường tất yếu để thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu. Sự phát triển của các trường theo hướng đó là hết sức đúng đắn và cần thiết.

Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô và phát triển ngành nghề như thế nào cho hiệu quả thì phải tính đến những điều kiện khác như nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề đó, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đào tạo ngành đó ra sao. Đó là một bài toán mà các trường đào tạo phải tính đến. Sự phát triển ngành nghề của một số trường trong những năm qua là chưa vững chắc, còn gặp nhiều khó khăn về khâu tuyển sinh, cơ sở kỹ thuật phục vụ dạy và học, về kinh phí và điều kiện ăn ở của sinh viên, nhất là điều kiện thực hành, rèn nghề. Một khó khăn khác nữa là liên hệ việc làm sau khi ra trường. Vì vậy, có những ngành nghề phải dừng tuyển sinh đặc biệt là các khối kỹ thuật.

Khắc phục những tồn tại nêu trên khi các trường mở rộng ngành nghề đào tạo, trong những năm gần đây một số trường đào tạo chuyên nghiệp đã nhận được sự đầu tư tương đối lớn của trung ương và địa phương, bước đầu đã xây dựng được một số công trình, hiện đại hóa một bộ phận cơ sở vật chất, trang thiết bị làm cho bộ mặt của nhà trường đổi mới, khang trang. Tạo điều kiện cho việc dạy và học có chất lượng, hiệu quả hơn, các hoạt động của nhà trường được thuận lợi hơn.

Trường Đại học Tây Nguyên triển khai dự án cải tạo nâng cấp trường giai đoạn 1 và triển khai dự án giáo dục đại học đã tăng cường thêm nhiều cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý. Các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: 2 ký túc xá 5 tầng, nhà học số 8, giảng đường 200 chỗ, xây dựng Trung tâm Thông tin-Tư liệu-Thư viện, ký túc xá cho sinh viên Lào và Cămpuchia, nhà học số 9. Hoàn thành việc lập dự án xây dựng Trung tâm giáo dục quốc phòng Tây Nguyên với vốn đầu tư trên 47 tỷ đồng đã được Bộ phê duyệt. Nhà trường cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua sắm lắp đặt các trang thiết bị mới, hiện đại, nâng cấp các phòng thí nghiệm.

Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk đã xây dựng mới 5 nhà cấp 2, với tổng diện tích xây dựng là 7.295m2, mua sắm trang thiết bị cho 3 phòng vi tính gồm 100 máy, 2 phòng lab với 78 cabin, 3 phòng thí nghiệm lý, hóa, sinh và thư viện. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường trong năm 5 (1995-2005) khoảng 1,5 tỷ đồng.

Cùng với sự mở rộng ngành nghề, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên của các nhà trường cũng tăng lên. Tuy nhiên, so với tốc độ tăng quy mô đào tạo của các trường thì tốc độ tăng đội ngũ cán bộ giáo viên chậm hơn nhiều. Chẳng hạn như Trường Đại học Tây Nguyên trong 5 năm gần đây, quy mô đào tạo tăng 59,8% nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy chỉ tăng 17,5%. Điều đó cho thấy việc bổ sung, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên các trường còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như thiếu dự nguồn, chỉ tiêu biên chế còn ít và chưa phù hợp, chế độ chính sách chưa hợp lý. Nhất là ở Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk, đội ngũ giáo viên không được bổ sung mấy trong 5 năm qua nên việc bố trí giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của họ.

Qua số liệu điều tra đến 31/ 12/ 2004, số cán bộ khoa học đầu đàn, có học hàm giáo sư, phó giáo sư ở các trường rất ít, chỉ có 1 phó giáo sư ở Trường Đại học Tây Nguyên. Số cán bộ giảng dạy có học vị tiến sỹ khoa học, tiến sỹ cũng rất thấp; hầu hết các trường không có, riêng Trường Đại học Tây Nguyên đạt 10,06% (30/ 298), nhưng vẫn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước (18,7%). Tỷ lệ cán bộ có trình độ thạc sỹ ở Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk có cao hơn một ít so với mặt bằng chung của cả nước: Trường Đại học Tây Nguyên là 30,87% (92/ 298) so với tỷ lệ chung của cả nước là 29,4%, Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk là 19,4% (26/134). Điều đó phản ánh sự non yếu của đội ngũ cán bộ giảng dạy so với mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, đánh giá trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy không chỉ nhìn vào bằng cấp, học vị mà còn phải thông qua nhiều mặt khác như năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập … Nhìn chung, ở các trường phong trào nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế, đặc biệt là ngay cả trong đội ngũ cán bộ giảng dạy. Điều đáng chú ý là, tỷ lệ cán bộ giảng dạy người DTTS trong các trường còn rất thấp. Trường Đại học Tây Nguyên tỷ lệ này chỉ chiếm 8,38% (25/298). Mặt khác, số cán

bộ giảng dạy là người kinh biết tiếng dân tộc ở các trường vẫn còn rất ít, mặc dù tỉnh đã có chủ trương đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ công nhân viên chức. Đối với các trường có số lượng và tỷ lệ học sinh, sinh viên là người DTTS đông mà lại có quá ít giáo viên, cán bộ quản lý người DTTS hoặc biết tiếng dân tộc rất hạn chế thì đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đối với sinh viên người DTTS, các trường cần coi đây là vấn đề quan trọng và bức thiết để có giải pháp khắc phục.

Với điểm xuất phát và đặc điểm rất riêng của sinh viên DTTS đó là năng lực học yếu từ khi mới vào trường, thiếu kiến thức cơ bản từ bậc phổ thông, nhất là khả năng nghe và diễn đạt bằng tiếng việt còn rất hạn chế, nên tiếp thu bài giảng rất khó khăn. Nhưng các trường chưa có phương pháp hay sáng kiến nào khả dĩ đối với sinh viên DTTS, chưa có sự hỗ trợ tích cực bằng các đồ dùng học tập, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các tài liệu, giáo trình… đối với đối tượng sinh viên DTTS khi học chung với sinh viên là người kinh. Công tác quản lý sinh viên cũng chưa được quan tâm chu đáo ở hầu hết các nhà trường. Không những giáo viên mà cả cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo các phòng ban, khoa đều ít quan tâm đến vấn đề tự học ngoài giờ hay việc ăn ở, sinh hoạt, hoàn cảnh của sinh viên DTTS để có hướng giúp đỡ, khắc phục.

Một số chính sách trợ cấp về học phí, sinh hoạt phí, tiền ký túc xá, tiền tàu xe … có sự vận dụng khác nhau giữa các trường, các tỉnh, thành phố và đặc biệt là giữa các vùng I, II, III nơi học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi vào trường. Việc áp dụng chế độ, chính sách đối với sinh viên DTTS ở thành phố Hồ Chí Minh thường xét theo khu vực I, II, III. Điều này chưa thật hợp lý, bởi thực tế sinh viên DTTS ở vùng I và II cũng có hoàn cảnh gia đình khó khăn gần như vùng III, hơn nữa số sinh viên DTTS ở vùng III lại rất ít. Sự quy định này (tại Thông tư liên tịch số 53 của Bộ GDĐT, Bộ Tài chính và Lao động-Thương binh-Xã hội) phần nào làm cho sinh viên DTTS thêm khó khăn. Vì các em ở vùng I, II không được hưởng một số trợ cấp xã hội như ở vùng III, nên không đủ tiền để ăn học, chất lượng học tập giảm sút, thậm chí một số em phải bỏ học vì gia đình không đủ sức đài thọ trong 4 – 5 năm liền.

Ngoại trừ một số em thuộc diện cử tuyển, còn hầu hết các em được chuyển từ các trường dự bị đại học, ở đó các em đã được hưởng đầy đủ chế độ chính sách đối với học

sinh DTTS. Đến khi vào học trong các trường đại học, cao đẳng không còn các chế độ này, các em thiếu thốn nhiều thứ, nhất là tiền học phí, tiền tàu xe và nhiều khoản chi phí khác. Trong khi gia đình nhiều em rất khó khăn, không thể chu cấp nổi và các em đã bỏ học giữa chừng. Đây là một vấn đề nổi cộm đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm hơn để có những quy định mới về chế độ, chính sách thỏa đáng đối với sinh viên DTTS để các em có điều kiện học tập đến nơi đến chốn.

Phát huy cao độ những thuận lợi có được đồng thời vượt qua những khó khăn, các trường đào tạo chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đã thể hiện khá rõ vai trò của mình trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh ĐăkLăk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Qua 27 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Tây Nguyên đã đào tạo được 5589 sinh viên tốt nghiệp ra trường (2070 Bác sỹ, 2436 Kỹ sư nông lâm, 833 cử nhân sư phạm, 250 cử nhân kinh tế), trong đó có 668 sinh viên DTTS, chiếm 11,95%. Đó là một thành tựu to lớn, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng. Đặc biệt là ngành Y khoa, nhờ có tỷ lệ sinh viên DTTS cao trong nhiều năm nên ĐăkLăk đã có nhiều bác sỹ người DTTS phần lớn họ đã về công tác ở tuyến y tế cơ sở. Hiện nay, ĐăkLăk là một trong những tỉnh có tỷ lệ bác sỹ ở tuyến cơ sở cao nhất trong cả nước.

Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk đã đào tạo được 12206 sinh viên, trong đó có 1611 sinh viên DTTS, chiếm 13,2%. Ngoài ra nhà trường đã mở các lớp bồi dưỡng, chuẩn hóa cho 1735 giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học. Đối với một tỉnh miền núi, thì đó là những thành tựu rất to lớn của ngành giáo dục, đã góp phần đưa ĐăkLăk đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Nghiên cứu tổng thể về tình hình học tập của sinh viên người DTTS trong các trường đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Về kết quả học tập, hầu hết các trường đều có tỷ lệ sinh viên DTTS đạt loại khá trở lên là thấp, loại kém, lưu ban thì cao hơn, đặc biệt là tỷ lệ bỏ học cao hơn hẳn so với sinh viên toàn trường. Trường Đại học Tây Nguyên nhiều năm không có sinh viên DTTS đạt loại giỏi, xuất sắc, tỷ lệ khá cũng rất thấp từ 1-5% (toàn trường là 20-25%), trong khi

đó tỷ lệ sinh viên DTTS xếp loại yếu kém là rất cao từ 30-40% (toàn trường chỉ có từ 6- 10%).

- Tính cả quá trình đào tạo của các trường thì sinh viên là người DTTS đã tốt nghiệp so với sinh viên toàn trường chiếm tỷ lệ rất thấp. Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk chiếm 12,1% (519/ 4273) và Trường Đại học Tây Nguyên chiếm 11,95% (668/ 5589).

- Tỷ lệ sinh viên nữ là người DTTS trong các trường là rất thấp.

- Đối với sinh viên các khối kỹ thuật và các ngành đòi hỏi tư duy cao thì số lượng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)