- Tình huống dạy học là đối tượng chính của hoạt động dạy học. Mục đích hàng đầu của DH theo tình huống là việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể.
- Bài học được hoàn chỉnh trên cái sườn cơ bản do GV thiết kế với vai trò tạo môi trường học tập, quản lí điều phối, phê duyệt “công trình” của học sinh trên cơ sở biểu dương các thành quả sáng tạo trong tìm tòi, học hỏi và ứng dụng. HS thi công tìm hiểu, lựa chọn, phân tích và hành động trong tình huống đó để lựa chọn phương án tốt nhất cho tình huống đã cho.
- Dạy học theo tình huống là một hình thức khoa học việc dạy cách học, học cách học; có ý nghĩa sư phạm rất lớn, vì nó sinh động, cụ thể, thực tế, đồng thời giúp giáo viên kịp thời phát hiện được những chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh để điều chỉnh khích lệ.
- Mâu thuẫn quan điểm, tính chất ganh đua khiến người học phải đào sâu kiến thức ở những tài liệu đã được phát trước. Bài học lúc này không còn là truyền tải kiến thức một chiều từ giảng viên đến học viên mà đã trở thành buổi thảo luận giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh và giáo viên, từ đây người học lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và tích cực trong niềm vui sướng của nhận thức sáng tạo.
- Dạy học tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức hợp trong giảng dạy, về cách tổ chức lớp học là tập trung ở học sinh, giáo viên là người điều phối. - Dạy học tình huống là yếu tố trung tâm, có nhiệm vụ gắn kết các phương pháp khác thành một hệ toàn vẹn, có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở các mức khác nhau.