Bước 6: So sánh các phương án giải quyết với các quyết định

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 82 - 85)

trong thực tế (nếu có)

Thực chất ở bước này, học sinh tự đánh giá phương án tối ưu của mình thông qua những nhận xét của giáo viên, tự kiểm nghiệm lại những hiện tượng thực tế đã xảy ra. Từ đây, học sinh sẽ rút kinh nghiệm cho việc giải quyết các tình huống tiếp theo.

Ví dụ 1: Giải quyết tình huống 21

Bước1: Xác định tình huống và những yêu cầu tình huống

Đây là câu ca dao rất thực tiễn, thấy rõ trong thực tiễn đã qua ở các khu vực làm nông nghiệp. Chúng ta xác định câu hỏi của tình huống đã định sẵn “Câu ca dao trên mang ý nghĩa hóa học gì?”. Dựa vào cơ sở hóa học để giải quyết câu hỏi của tình huống đưa ra

Bước 2: Thu thập thông tin

Từ những gợi ý và hình ảnh trong tình huống, từ tài liệu của SGK Hóa học 11/nhóm Nitơ và tìm kiếm thông tin (phỏng vấn, điều tra bằng phiếu câu hỏi định sẵn) từ những người nông dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm.

Mỗi học sinh tự đọc, tìm hiểu từ các thông tin trên để tiến hành thảo luận tìm phương án giải quyết.

Bước 3: Nghiên cứu, thảo luận tìm ra các phương án giải quyết

Đây là phương án giải quyết tối ưu có cơ sở khoa học.

- Như ta đã biết, nitơ chiếm ¾ thể tích không khí, tính ra là có khoảng 4.1015 tấn nitơ. Nhưng thực vật không thực vật lại không thể hấp thu lượng nitơ tự do trong không khí này, thực vật chỉ hấp thu nitơ hóa hợp trong đất là ion NH4

+

và ion NO3 -

.

Trong những cơn mưa giông, khi có sấm sét nhiều thì N2 và O2 trong không khí sẽ kết hợp với nhau tạo thành NO. NO không bền bị oxi hóa ngay thành NO2, NO2 hòa tan vào nước mưa thành HNO3. HNO3 và thành phần hóa học khác theo nước mưa hòa hợp vào đất và phản ứng với thành phần đá vôi trong đất hình thành NO3

- ….

Bước 4: Quyết định phương án giải quyết

Trả lời:

Trong tự nhiên, nitơ tự do chuyển hóa thành nitơ hóa hợp qua 2 con đường: nhờ sấm chớp và nhờ vi sinh vật. Dựa trên cơ sở đã thảo luận và kiến thức hóa học về nitơ đã biết:

Câu ca dao có nghĩa là: Khi lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao.

Bước 5: Thực hiện theo phương án quyết định

- Đọc phần chu trình của Nitơ trong tự nhiên SGK Hóa học 11, chúng ta thấy lời giải thích thoảt đáng cho yêu cầu của tình huống. Đây là cơ sở chắc chắn cho phương án đã giải quyết.

- Để giải thích phương án trả lời câu 2, cần giải thích ngắn gọn trên cơ sở tính chất hóa học của nitơ, và giải thích theo phương án đã đưa ra ở bước 3.“Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20% Oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì: N2 + O2 2NO

Sau đó: 2NO + O2 2NO2

Khí NO2hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O 4HNO3 HNO3 + thành phần hóa học của đất H+

+ NO3

- (đạm) giúp cho đất tươi xốp”.

Ví dụ 2: Tình huống7. “Bánh bao”

Bước1: Xác định tình huống và những yêu cầu của tình huống

Đây là vấn đề sử dụng thực phẩm an toàn, dữ kiện kiện quan trọng trong tình huống là các nguyên liệu và phụ gia làm bánh bao, nhân tố chủ yếu là nguyên liệu bột nở.

Xác định nhiệm vụ cần trả lời câu hỏi của tình huống đã định sẵn: Bánh bao có mùi khai là do đâu?

Bước 2: Tìm thông tin

Từ những gợi ý và hình ảnh trong tình huống, từ tài liệu của SGK Hóa học 11/Amonia và Muối Amoni, trên trang wed và tìm kiếm cập nhật thông tin từ những người thợ làm bánh.

Mỗi nhóm học sinh tự đọc, tìm hiểu từ các thông tin trên để tiến hành thảo luận tìm phương án giải quyết.

Bước 3: Nghiên cứu, thảo luận tìm ra các phương án giải quyết

Bước 4: Quyết định phương án giải quyết

Khi hấp bánh bao khí CO2 và NH3 thoát ra làm khối bột bị xốp nở ra. Vì vậy bánh bao vừa to vừa xốp và có mùi khai đặc trưng (NH3)”.

Bước 5: Thực hiện theo phương án đã quyết định

Dựa vào cơ sở phương án đã quyết định, và lý giải có cơ sở khoa học sau:

“ Lý do đơn giản là vì thành phần chính của bột nở trong bánh bao là (NH4)2CO3. Khi hấp thì dưới tác dụng nhiệt xảy phản ứng sau:

(NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O

Theo điều tra ở các thợ làm bánh địa phương. Hiện nay người ta ít dùng loại bột nở có thành phần (NH4)2CO3, để tránh mùi khai khi khách hàng ăn vào có cảm giác mùi khó chịu. Vậy thực sự người làm bánh có dùng bột nở dẫn đến bánh bao có mùi hơi khai.

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 82 - 85)