Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 115 - 117)

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện.

a/ Tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá, giỏi

Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng (bảng 3.7 và hình 3.4).

Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.

b/ Đồ thị các đường tích lũy

Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của lớp đối chứng (các hình 3.1, 3.2, 3.3).

Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng.

- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng (bảng 3.8).

Suy ra học sinh các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng tốt hơn học sinh các lớp đối chứng.

- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, đồng thời giá trị của độ lệch chuẩn bé đã chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng (bảng 3.8).

- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng (bảng 3.8) đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.

Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, điều này một lần nữa chứng tỏ vận dụng lý thuyết huống trong dạy học hóa học cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả trong giáo dục.

d/ Xác định kết quả thực nghiệm theo phép thử Student

- Bài kiểm tra lần 1 1 2 2

6, 84 5, 85 5, 824 1, 38 1, 58 154 157 t = − = + . Chọn xác suất α= 0,01, ứng với k = 154 + 157 – 2 = 309 ta có tα,k = 2,592. Như vậy, t1 = 5,824 tα,k = 2,592

- Bài kiểm tra lần 2 2 2 2

6, 77 5, 76 5, 941 1, 41 1, 61 154 157 t = − = + . Chọn xác suất α= 0,01, ứng với k = 154 + 157 – 2 = 309 ta có tα,k = 2,592. Như vậy, t2 = 5,941 > tα,k = 2,592.

- Tổng hợp kết quả: 2 2 6, 81 5, 81 8, 337 1, 40 1, 59 308 314 t = − = + Chọn xác suất α= 0,01, ứng với k = 308 + 314 – 2 = 620 ta có tα,k = 2,584. Như vậy, t= 8,337 tα,k = 2,584.

Từ kết quả kiểm tra cho thấy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm do tác động của phương án thực nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,01.

Nhận xét: Theo kết quả của phương án thực nghiệm giúp chúng tôi bước đầu có thể kết luận rằng học sinh ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Chứng tỏ vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học môn hóa học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT.

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 115 - 117)