NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 45)

Các tình huống được thiết kế sẽ dùng để dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Để có được tình huống đi vào bài giảng Hóa học ở trường phổ thông trung học có hiệu quả thì phải thiết kế tình huống theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1:Tình huống phải gắn với mục tiêu, nội dung của bài học và trình độ từng lớp học. Mục tiêu bài học là cái đích đặt ra mô tả điều mà học sinh sẽ nhận thức được hay hành động được sau khi học.

- Nguyên tắc 2: Tình huống phải là mô hình đặc trưng có tính miêu tả điển hình hoặc cần chứa đựng vấn đề khúc mắc, để kích thích học sinh tự học và tự tìm kiếm kiến thức để giải quyết các yêu cầu của tình huống dạy học.

- Nguyên tắc 3: Các tình huống cần phải được mô tả rõ ràng và ngắn gọn. Tuân theo cấu trúc tình huống dạy học gồm có: (Phần nêu vắn tắt bối cảnh của các sự kiện trong tình huống, kế đến là phần nội dung tình huống và phần cuối cùng là các vấn đề, các yêu cầu, đề nghị cần giải quyết).

- Nguyên tắc 4: Tình huống được thiết kế phải gắn với chương trình THPT, định trước các tiêu chí đánh giá kiến thức thu nhận được từ người học.

- Nguyên tắc 5: Tình huống dạy học phải cần xác định rõ ràng những nhiệm vụ người học cần giải quyết khi nghiên cứu tình huống. Các nhiệm vụ phải vừa sức với người học và đạt được mục tiêu của bài học.

- Nguyên tắc 6: Tình huống dạy học cần đề ra những yêu cầu cần thực hiện trong khi nghiên cứu tình huống, nhằm định hướng cho việc nghiên cứu tình huống.

- Nguyên tắc 7:Tình huống phải dẫn đến hướng giải quyết có tính logic, tạo cho người học trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó.

- Nguyên tắc 8: Tình huống phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp với điều kiện thời gian và người học có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức và kỹ năng của người học .

Có như vậy, thì các tình huống mới có tính định hướng tốt cho việc học của học sinh. Cũng cần lưu ý rằng một tình huống có thể được sử dụng nhiều lần với những tình tiết thêm vào để mở rộng phạm vi kiến thức có liên quan để học sinh tìm hiểu. Mỗi lần như vậy, những kiến thức mở rộng thêm phải phù hợp với tiến trình của bài học.

2.3.QUY TRÌNH THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC 2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị thiết kế tình huống

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 45)