Bài “Phân bón Hóa học”

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 98 - 105)

I. Mục tiêu

Thông qua dạy học bài “Phân bón Hóa học” sử dụng tình huống từ 29 đến 32. Học sinh sẽ đạt được:

1. Kiến thức

- Biết khái niệm phân bón hóa học và phân loại.

- Hiểu thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp và cơ sở hóa học điều chế các loại phân bón này.

- Vận dụng những kiến thức hiểu biết về phân bón, đánh giá chất lượng của từng loại phân hóa học được biết.

2. Kỹ năng

- Giải thích một số vấn đề đơn giản trong đất nông nghiệp có liên quan đến phân hóa học.

- Nhận dạng được một số phân hóa học. 3. Thái độ

- Sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn.

- Có ý thức bảo vệ môi trường khi dùng phân bón hóa học. II. Xác định nội dung cần giảng dạy

1. Phải biết

- Thành phần hóa học của phân đạm, phân kali, phân lân.

- Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây trồng dưới dạng phân bón hóa học.

2. Nên biết

- Đánh giá được chất lượng của từng loại phân hóa học được biết. - Tính chất, ứng dụng phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

3. Có thể biết

- Cơ sở hóa học trong điều chế phân đạm, lân, kali, NPK . - Một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học.

III. Xây dựng tình huống

Dự kiến chuẩn bị tình huống 28 đến tình huống 33 (trình bày ở phần thiết kế tình huống) để áp dụng vào bài dạy. Yêu cầu khi thảo luận tình huống này cần đề cập đến:

- Phân tích được thành phần, chức năng Phân bón hóa học.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống và môi trường xung quanh.

- Nghĩ đến chương trình hành động, sử dụng phân bón hóa học theo hướng có lợi cho cuộc sống và bảo vệ môi trường xung quanh.

IV. Dự kiến kế hoạch dạy học

- Bài học rất thiết thực trong thực tế của học sinh ở khu vực làm nông nghiệp, giáo viên đã giao tình huống trước cho học sinh nghiên cứu và HS chủ động trong việc tìm thông tin có liên quan đến các tình huống mà giáo viên đã giao bằng cách lấy thông tin từ những người nông dân trồng lúa lâu năm, tìm kiếm trên internet, tạp chí khoa học và nông thôn.

- Học sinh nhóm họp theo các nhóm nhỏ theo yêu cầu phân nhóm của giáo viên, để chuẩn bị các hoạt động giải quyết theo yêu cầu của tình huống.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và bảo vệ những điều đã tìm được, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến theo yêu cầu của từng tình huống.

- Giáo viên tổng kết và điều chỉnh, bổ sung những thông tin quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức của bài học.

- Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, mẫu vật về phân bón, chuẩn bị nội dung tình huống trên Powerpoint để giúp học sinh tìm kiếm kiến thức.

a .100 % N ph ndam m N M = V. Tiến trình dạy học GV Tổ chức các hoạt động, để HS thảo

luận và báo cáo kết quả Kiến thức đạt được từ tình huống Hoạt động 1. Phân đạm

GV ủy thác tình huống cho HS, hướng dẫn HS thảo luận và báo cáo:

Tình huống 1. “Ca dao Việt Nam có câu: Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

- Thực vật hấp thụ NO3-, NH4+trong đất thành protein thực vật rồi chuyển thành protein động vật. Động vật, thực vật thối rữa nhờ một số vi khuẩn trong đất tạo thành muối nitrat và nitơ tự do.

- Nitơ trong không khí khi gặp tia sét trong cơn giông tạo thành HNO3 theo nứoc mưa ngấm vào đất và chuyển hóa thành muối nitrat. Một số vi khuẩn trong đất chuyển hóa được nitơ tự do thành hợp chất hữu cơ chứa nitơ. Khi đốt cháy các chất hữu cơ (than gỗ, than đá, than bùn…) tạo thành nitơ tự do. - Sự can thiệp của con người đến sự chuyển hóa nitơ: cây cối cần nitơ phát triển, luợng nitơ chuyển từ khí quyển vào đất không đủ

Như vậy, bón phân cho cây

GV chiếu cho HS xem: đặc điểm của 3 loại phân.

I. Phân đạm

-Khái niệm:Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+

-Tác dụng:

+ Kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật.

+ Giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

-Hàm lượng dinh dưỡng:là tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố N

-Các loại phân đạm:phân đạm amoni, phân đạm nitrat và phân urê.

Hoạt động 2. Phân lân Tình huống 2. “Cách bón phân”

Phương án thích hợp để diệt được rêu và lúa được tốt: Bón vôi tỏa trước rồi 3 ngày sau

mới bón đạm. thời điểm thích hợp bón phân đạm là lúc trời mát ( sáng sớm hoặc chiều). - Không nên bón vôi và đạm cùng lúc. Do

II. Phân lân

-Khái niệm:Phân lân cung cấp P cho

cây dưới dạng ion photphat. -Tác dụng:

+ Thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.

+ Làm cho cây khoẻ, hạt chắc, củ to.

2 5 2 5 .100 % P O phanlan m P O M = xảy ra phản ứng: 2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O

Khí NH3 thoát ra làm hao phí 1 luợng đạm.

- Độ dinh dưỡng: được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó

-Các loại phân lân: Supephotphat và phân lân nung chảy

Hoạt động 3. Phân kali và các loại phân khác Tình huống 3. “lựa chọn đất trồng cây”

Chọn vùng đất B để trồng lúa. Cần bón vôi trước khi trồng loại cây lúa này, sau đó sử dụng phân Canxi nitrat để chăm sóc cây.

Tùy theo mỗi HS chọn đất trồng cây thích hợp……

III. Phân kali

-Khái niệm:Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng cation K+, thành phần chủ yếu là KClK2SO4

-Tác dụng:

+ Thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất

đường, bột, chất xơ, chất dầu.

+ Tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.

+ Giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn -Độ dinh dưỡng: được dấnh giá bằng tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong phân.

IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

- Khái niệm:Là lọai phân bón chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản Gồm:

+ Phân hỗn hợp: được trộn từ các phân đơn chứa N, P,K theo tỉ lệ khác nhau tuỳtheo loại đất và cây trồng gọi là

phân NPK

Vd: Nitrophotkalà hỗn hợp

(NH4)2HPO4 và KNO3.

+ Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất.

Vd: NH3 + axit H3PO4hỗn hợp

NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

(amophot )

V. Phân vi lượng

-Khái niệm:phân vi lượng cung cấp cho

2 2 .100 % K O phanKali m K O M =

cây một lượng nhỏ các nguyên tố như B, Zn, Mo, Mn, Cu,…

-Tác dụng:tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây. Phân này được bón cùng phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ, tuỳ thuộc vào từng loại cây và từng loại đất, không nên dùng quá liều.

* Đánh giá kết quả học tập và chuẩn bị bài mới - Thảo luận giữa giáo viên và học sinh

+ HS: Những thắc mắc về nội dung bài học.

+ GV: Tìm ra mặt tích cực của học sinh về kiến thức và tháiđộ hợp tác nhóm.

- Chuẩn bị bài tiếp theo:

+ GV củng cố và hệ thống kiến thức nhóm Nitơ cho HS.

+ Làm kiểm tra 45 phút tiết sau, nội dung được trình bày ở phần phụ lục.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 này chúng tôi đã triển khai việc vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học chương Nitơ lớp 11 căn bản ở trung học phổ thông. Bao gồm những nội dung sau:

1- Những vấn đề cơ bản chương Nitơ lớp 11 ở trung học phổ thông. 2- Xây dựng 8 nguyên tắc thiết kế tình huống dạy học và quy trình thiết kế tình huống gồm có 5 bước.

3- Xây dựng quy trình dạy học theo tình huống. + Chuẩn bị của giáo viên gồm có 4 bước. + Triển khai tình huống gồm có 3 bước.

+ Kết luận về tình huống đã giải quyết trong bài học gồm có 3 bước. 4- Từ nguyên tắc và quy trình thiết kế tình huống dạy học, chúng tôi xây dựng được 32 tình huống trong dạy học chương Nitơ lớp 11 có nội dung phù hợp tương đối sát với thực tế và trình độ nhận thức của học sinh.

5- Đề xuất 6 bước cụ thể gợi ý cho học sinh giải quyết tình huống và thiết kế nội dung chương trình dạy học chương Nitơ lớp 11 trung học phổ thông theo lý thuyết tình huống, đây là phần nội dung sẽ được áp dụng thực nghiệm trong dạy học.

Việc phân chia số lượng nguyên tắc, quy trình, các bước thực hiện theo quan điểm vận dụng lý thuyết huống trong dạy học chương Nitơ lớp 11 trung học phổ thông cũng chỉ là tương đối, trong quá trình hướng dẫn học sinh xử lý tình huống người giáo viên cũng cần phải linh hoạt mềm dẻo trong công tác tổ chức, nghĩa là có thể ghép các bước trong quá trình xử lý tình huống nếu thấy cần thiết, hợp lý mà vẫn đảm báo mục đích dạy học. Một điều đáng lưu ý nữa là có những bài học có tới 3 tình huống trở lên, cũng có bài chỉ có thể thiết tình huống là đủ tức là tùy theo kiến thức học sinh cần chiếm lĩnh và mục đích của bài học, để từ đó tạo ra những tình huống cho thích hợp.

Tất cả những nội dung trên đã được tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường trung học phổ thông và kết quả thực nghiệm chúng tôi sẽ bày ở chương 3.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Tiến hành thực nghiệm sư phạm, nhằm xác nhận tính khả thi việc dạy học theo tình huống chương Nitơ lớp 11 trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học chương nitơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)