- Sử dụng phiếu tham khảo (xem phụ lục) thu thập ý kiến của giáo viên bộ môn Hóa ở một số trường phổ thông.
- Dự giờ trực tiếp một số giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT, chủ yếu là chương trình lớp 11.
- Gặp trực tiếp, trao đổi với các giáo viên cùng chuyên ngành ở một số trường thực nghiệm.
Chúng tôi đã trực tiếp dự 8 giờ dạy ở trường thực nghiệm và gửi phiếu điều tra tới 100 giáo viên như đã nói trên (chỉ có 75 giáo viên tham gia trả lời ý kiến). Để đảm bảo tính khả thi và phục vụ sát thực của đề tài nên chúng tôi đã khảo sát và bám vào mục đích của việc điều tra và chỉ chú trọng một số phương pháp tương đối phổ biến trong dạy học hóa học. Sau khi phân tích, tổng hợp ý kiến và xử lý số liệu thì kết quả điều tra được thể hiện ở các bảng như sau:
Bảng 1.3. Thực trạng sử dụng các PPDH của giáo viên hóa học
Phương pháp áp dụng Chưa Số người sử dụng; Mức độ (%)
bao giờ thoảng Thỉnh Thường xuyên
Rất thường xuyên Thuyết trình (4%) 3 (34,7%) 26 (36%) 27 (25,3%) 19 Đàm thoại (4%) 3 (16%) 12 (58,7%) 44 (21,3%) 16 Biểu diễn thí nghiệm (20%) 15 (40%) 30 (26,7%) 20 (13,3%) 10 Nghiên cứu (36%) 27 (38,7%) 29 (22,7%) 17 (2,6%) 2 Bài tập hóa học (2,6%) 2 (8%) 6 (44%) 33 (45,4%) 34 Dạy học nêu vấn đề (5,3%) 4 (40%) 30 (46,7%) 35 (8%) 6 Dạy học tình huống (14,7%) 11 (69,3%) 52 (16%) 12 0 Grap trong dạy học (32%) 24 (30,7%) 23 (29,3%) 22 (8%) 6
Bảng 1.4. Mức độ cần thiết của tình huống trong DHHH
STT Mức độ Số lượng % 1 Không 1 1 2 Bình thường 5 7 3 Cần thiết 53 71 4 Rất cần thiết 16 21 Tổng 75 100
Hình 1.2. Biểu đồ mức độ cần thiết của dạy học theo tình huống
Bảng 1.5. Những trở ngại khi vận dụng DHTH trong dạy học môn hóa học
Trở ngại lượng Số %
Học sinh chưa tích cực cộng tác nhóm 62 83
Học sinh dè dặt, e ngại khi đứng trước lớp trình bày 48 64 Học sinh không đủ kiến thức nền tảng, cách thu thập thông tin 45 60 Học sinh thiếu cái nhìn khái quát và toàn diện bài học 36 48
Khá mất thời gian so với phương pháp khác 41 55
GV không có thời gian nhiều để thiết kế tình huống 33 44 GV chưa có kinh nghiệm xây dựng và triển khai tình huống 44 59 Tài liệu tham khảo về dạy học hóa học theo tình huống còn ít 46 61 Khối lượng kiến thức truyền tải khi dạy theo tình huống còn ít 38 51
Bảng 1.6. Biện pháp để dạy học theo tình huống đạt hiệu quả
Ý kiến lượng Số %
Cần mở lớp tập huấn cho giáo viên 57 76
Xác định mục tiêu rõ ràng cho bài giảng 38 51
Cân nhắc đánh giá tình huống trước khi áp dụng 42 56 Chọn những tình huống phù hợp với trình độ lớp học 47 63 Cần có kinh nghiệm thực tế, chắc lí luận để tóm lại vấn đề 35 47
Chuẩn bị cho học sinh tài liệu đầy đủ 34 45
HS chuẩn bị bài đầy đủ và hoàn thành công việc đã giao 40 53 Cần kiểm soát thời gian diễn ra từng tình huống 48 64 Cách thức tổ chức lớp và điều kiện học tập phù hợp 52 69 1% 7% 71% 21% 1 2 3 4
Bảng 1.7. Mức độ hình thành các kĩ năng thông qua dạy học theo tình huống 84 91 89 93 95 93 92 87 92 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 %
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện mức độ hình thành các kĩ năng
Qua kết quả điều tra điều tra tham khảo ý kiến và trực tiếp trao đổi với các giáo viên kết hợp với dự giờ trực tiếp và tổng hợp phiếu tham khảo ý kiến, chúng tôi xin rút ra một số nhận định sau:
- Từ bảng 1.3 cho thấy đa số giáo viên vẫn coi phương pháp thuyết trình là phương pháp chủ lực, đây là thói quen khó thay đổi. Phương pháp đàm thoại vẫn được sử dụng với tầng suất lớn nhưng chủ yếu vẫn là đàm thoại tái hiện, bài tập hóa học được sử dụng nhiều trong các tiết luyện tập. Thực hiện nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, các giáo viên trẻ cũng mạnh dạng áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại
Stt Kĩ năng được hình thành Số lượng %
1 Rèn luyện việc phân tích nội dung đưa ra 63 84
2 Tạo sự đa dạng phong phú trong dạy học 68 91
3 Tạo hứng thú và yêu thích môn học 67 89
4 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm 70 93 5 Rèn luyện kĩ năng trình bày quan điểm trước tập thể 71 95 6 Rèn luyện kĩ năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp 70 93 7 Rèn luyện kĩ năng so sánh, đánh giá các phương án 69 92
8 Hình thành năng lực tư duy, phản biện 65 87
như phương pháp nêu vấn đề ở mức độ thuyết trình nêu vấn đề, dạy học theo tình huống cũng đã có bước tiến triển nhưng rất ít chủ yếu là để minh họa cho một tiểu mục trong tiết dạy.
- Theo khảo sát thông qua kết quả bảng 1.4, 1.5 và biểu đồ 1.2, chúng tôi nhận thấy các giáo viên rất đồng ý với áp dụng dạy học theo tình huống môn hóa học ở trung học phổ thông nói chung, chương nitơ lớp 11 nói riêng. Nhưng giáo viên gặp những trở ngại như có đến 83% học sinh chưa cộng tác nhóm, còn e ngại dè dặt khi đứng trước lớp, khả năng cập nhật thông tin còn yếu, đối với giáo viên thì tài liệu tham khảo dạy học theo tình huống còn ít trong khi đó giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu kiểu dạy học này. Thông qua trao đổi, tham khảo ý kiến các giáo viên ở bảng 1.6 trong việc áp dụng dạy học theo tình huống có hiệu quả, những ý kiến rất đáng chú ý 76% giáo viên cần mở lớp tập huấn về dạy học theo tình huống, 69% điều kiện tổ chức lớp học và học tập phù hợp, 63% chọn những tình huống phù hợp với trình độ lớp học, có trên 51% ý kiến phải xác định mục tiêu rõ ràng cho bài giảng ngoài ra học sinh phải chuẩn bị bài và hoàn thành công việc giáo viên đã phân công nhiệm vụ. Đây là những ý kiến rất phù hợp với việc khắc phục những trở ngại mà giáo viên gặp phải, khi áp dụng kiểu dạy học theo tình huống ở THPT.
- Mặc dù vậy, xem qua bảng 1.6 và biểu đồ 1.3 cho thấy, các giáo viên đánh giá rất cao hiệu quả của việc áp dụng dạy học theo tình huống môn hóa học chương trình THPT, cụ thể có trên 93% ý kiến giáo viên đánh giá cao vai trò của việc vận dụng kiểu dạy học này trong việc góp phần hình thành ở học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng trình bày quan điểm trước tập thể, kĩ năng so sánh đánh giá các phương án. Ngoài ra, giúp học sinh mở rộng kiến thức hóa học và đời sống tăng sự hứng thú và yêu thích môn học hơn, quan trọng hơn cả là tăng giá trị thực tiễn môn học.
Tóm tắt chương 1
Trên đây, chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài luận văn. Trong chương 1 chúng tôi đã thực hiện được các công việc sau:
1- Tìm hiểu quá trình hình thành của dạy học theo tình huống. Dạy học theo tình huống không phải là quan điểm hay phương pháp của riêng một cá nhân, nhưng là thành quả của rất nhiều nhà giáo dục.
2- Chúng tôi cũng làm rõ một số khái niệm có liên quan đến lý thuyết tình huống và từ sự tìm hiểu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, chúng tôi nhận thấy rằng dạy học theo tình huống có nhiều ưu điểm, có thể áp dụng vào thực tế trong nhà trường Trung học phổ thông bằng những tình huống dạy học là đối tượng chính của quá trình dạy học. Bên cạnh đó còn một số hạn chế cần lưu ý và khắc phục khi vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học ở trung học phổ thông.
3- Phần cuối của chương là kết quả điều tra thực trạng dạy học hóa học của giáo viên tại một số trường THPT hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy rằng những năm gần đây, những đổi mới trong PPDH hóa học có những tiến triển khá rõ nét nhưng tốc độ hơi chậm chưa đáp ứng được năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và nghề nghiệp theo xu hướng xã hội phát triển hiện nay. Các phương pháp dạy học cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến ở trường trung học phổ thông, vẫn còn nặng về sự áp đặt của thầy, về hoạt động học tập tích cực của trò chưa thấy rõ nét.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp chúng tôi tìm ra hướng vận dụng thích hợp và hiệu quả lý thuyết tình huống trong dạy học chương Nitơ lớp 11 trung học phổ thông. Vấn đề cơ bản thiết kế tình huống dạy học và quy trình dạy học theo tình huống là nội dung chương tiếp theo mà chúng tôi muốn trình bày.
Chương 2
THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG