- Một đoạn “phụng chỉ” trong văn bản số 15, tờ số 5355, tập số 12 (Châu bản triều Minh Mệnh).
3.5.1. Các loại kim ngọc bảo tỷ:
Kim ngọc bảo tỷ là các loại ấn dấu của nhà vua được làm bằng vàng hoặc bằng ngọc, một số có thể được làm bằng bạc, bằng ngà quý hoặc đá quý. Từ điển Từ nguyên giải thích: từ đời Tần - Hán các ấn của Hoàng đế được gọi là Tỷ (璽 ). Đời Đường đổi gọi là Bảo (寶 ), đến đời Trung Tông (684 - 710) khôi phục cách gọi Tỷ, từ năm Khai Nguyên thứ 6 (718) lại đổi gọi là Bảo. Tuy nhiên cách gọi Bảo hay Tỷ vẫn được sử dụng trong hầu hết các triều đại sau đó không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Việt Nam. Bảo tỷ tượng trưng cho đế quyền, là trọng khí quốc gia, xác nhận quyền lực và mệnh lệnh của nhà vua.
Triều Nguyễn, các ấn của nhà vua đều được gọi là Bảo hoặc Tỷ. Có nhiều loại bảo tỷ được sử dụng dưới triều Nguyễn nói chung và triều Minh Mệnh nói riêng. Trong đó mỗi loại được dùng để đóng lên một loại văn kiện khác nhau tuỳ theo từng cấp độ và nội dung công việc. Vua Minh Mệnh từng dụ rằng : "Dùng bảo tỉ của nhà nước là để tỏ lệnh tin, bày lời dạy rất trọng mà phép rất lớn. Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta sáng lập phép tắc, trăm thứ đổi mới, sắc lấy vàng đúc các ấn : "Chế cáo chi bảo", "Quốc gia tín bảo", "Sắc chính vạn dân chi bảo", "Thảo tội an dân chi bảo", "Ngự tiền chi bảo", "Mệnh đức chi bảo", từ trước đến nay vẫn thi hành, nhưng sáng tác lần đầu, chưa được mười phần đầy đủ. Trẫm kính nối ngôi báu, gặp lúc thái bình, chỉ nghĩ làm sáng thêm phép cũ mà để lại cho đời sau, đã sai lấy vàng đúc ấn "Hoàng đế chi bảo". Nay lại đúc ấn
"Hoàng đế tôn thân chi bảo", "Sắc mệnh chi bảo", "Khâm văn chi tỉ", "Duệ võ chi tỉ", "Tri lịch minh thời chi bảo", lần lượt đã đúc xong”41.
Vua lại định lệ dùng các bảo tỷ đó như sau:
- Các việc khi trình văn bản có kính dâng huy hiệu, thuỵ hiệu thì dùng ấn
"Hoàng đế tôn thân chi bảo" ( 皇帝尊 親之寶 ).
- Gặp Khánh tiết gia ân, các việc long trọng như cáo dụ thân huân, tuần xem địa phương cùng là ban sắc thư cho ngoại quốc, thì đóng ấn "Hoàng đế chi
bảo" ( 皇 帝之 寶 ).
- Chỉ dụ về chương tấu sổ sách và các chỗ ngự phê dưới chữ “khâm thử” thì dùng ấn "Ngự tiền chi bảo" ( 御 前之寶 ).
41
- Ban lịch thì dùng ấn "Trị lịch minh thời chi bảo" (知 曆明 時之寶 ).
- Định việc học, đặt khoa thi đón kẻ sĩ, cầu lời nói, mọi việc về văn thì dùng ấn "Khâm văn chi tỉ" ( 欽 文之璽 ).
- Trị binh xét quân, mở khoa võ cử, nghiêm việc võ bị thì dùng ấn "Duệ võ chi tỉ" ( 裔 武之璽 ).
- Khen thưởng người công lao có chính tích thì dùng ấn "Mệnh đức chi bảo" ( 命德 之寶 ).
- Ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người thì dùng ấn
"Sắc mệnh chi bảo" ( 敕 命之 寶 ).
- Sai phái các quan, ban cấp chiếu lệnh, cùng là chiếu văn thăng cấp giáng cấp và dạy bảo răn bảo mọi việc thì dùng ấn "Chế cáo chi bảo" ( 制 誥之寶 ).
- Duy các chức hàm quyền thự, dẫu chưa được cáo sắc, nhưng cũng khác với những người sai phái tầm thường, thì những chiếu văn thăng thực cũng đóng ấn "Sắc mệnh chi bảo" ( 敕命 之寶 ).
- Gọi phát quân lính, tuyên gọi tướng soái thì dùng ấn "Quốc gia tín bảo"
( 國 家信寶 ).
- Dạy bảo quan dân, răn bảo các nơi, nêu khen tiết phụ hiếu tử, thì dùng ấn
- Sai tướng ra quân, đánh giặc dẹp loạn, thì dùng ấn "Thảo tội an dân chi bảo" ( 討罪 安民之 寶 ).
- Các chỗ tẩy chữa, giáp lai văn bản hoặc các loại sổ sách kê tiêu có số mục của Nội vụ phủ, Vũ khố, Thái y viện, Thượng trà viện và các đội Tài hoa, Dực võ đều dùng dấu kiềm “Văn lý mật sát” ( 文理密 察 ).
Ngoài ra tấu sớ của các nha môn ở Kinh và các thành trấn đạo ở ngoài theo lệ đều dùng kiềm triện riêng theo quy định của nhà nước đóng lên văn bản để làm tin. Duy các chiếu văn ban cấp, trên đầu văn bản có đóng ấn rồng nhỏ khắc tám chữ "Thủ chính thiên hạ văn võ quyền hành” ( 守 政 天 下 文 武 權 行 ) thì không cần đóng ấn tỷ nữa.
Các kim ngọc bảo tỷ được sử dụng dưới triều Nguyễn có rất nhiều, chủ yếu được chế tác từ triều Gia Long và Minh Mệnh, có bổ sung thêm một số loại ở các triều đại sau. Tuy nhiên trong đó chỉ có một số là được sử dụng thường xuyên và được thể hiện trên hệ thống văn bản châu bản triều Nguyễn, có thể thống kê một số loại tiêu biểu như sau: