những chỉ thị mang tính pháp quy. Dụ cũng có khi để truyền những lời khuyên bảo, răn dạy thần dân. Dụ có thể dưới hình thức văn bản nhưng cũng có khi là chỉ thị miệng gọi là khẩu dụ, ngoài ra ở mỗi thời kỳ và tùy từng trường hợp có các kiểu dụ khác nhau là thượng dụ, thánh dụ, chỉ dụ, sắc dụ36.
- Chỉ 旨 : là loại văn bản do nhà vua ban hành, có lúc được sử dụng giống
như Dụ nhưng phạm vi điều chỉnh thường hẹp hơn.
- Sắc 敕 : là loại văn bản do nhà vua ban hành để truyền mệnh lệnh hoặc
quyết định thường về việc khen thưởng, ban phong phẩm hàm. Triều Nguyễn sử dụng 3 loại sắc là cáo sắc, sắc văn, sắc thư và có sự phân biệt khi sử dụng. Trong đó triều Nguyễn quy định:
+ Cáo sắc 誥 敕 : dùng để phong tặng cho các quan văn từ hàng Ngũ phẩm, quan võ từ Chánh ngũ phẩm trở lên.
+ Sắc văn 敕 文 : (nguyên là chiếu văn, năm Minh Mệnh 19 (1838) đổi thành sắc văn), cấp cho những quan viên văn võ còn thụ hàm và đã thực thụ mà dưới tên có ghi là bị giáng hoặc những quan viên đã thực thụ đang giữ chức
35
Xem Phụ lục số 1 (một bản Chiếu trong châu bản triều Minh Mệnh).
36
Chủ sự, Ty vụ thuộc ban văn ở trong Kinh; các viên giữ chức Kinh lịch, Thông phán ở ngoài trấn; quan võ từ Tứ phẩm trở xuống.
+ Sắc thư 敕 書 : dùng để phong cấp cho các quan lại được giao làm những nhiệm vụ quan trọng hay phong thần cho những người có công lao đối với đất nước.
- Tấu 奏 : là loại văn bản được các bộ, nha; các địa phương; các bầy tôi,
thần dân dùng để tâu bày lên Hoàng thượng. Tấu là loại văn bản được triều Nguyễn sử dụng nhiều nhất37.