- Phiếu nghĩ 擬: là loại văn bản ghi ý kiến của các cơ quan giải quyết văn bản trước khi trình lên nhà vua phê duyệt và thường được trình như một văn
3.4. Hình thức bố cục của văn bản trong châu bản:
Châu bản triều Minh Mệnh nói riêng và châu bản triều Nguyễn nói chung về hình thức bố cục một văn bản là tương đối thống nhất. Văn bản thông thường có trung bình từ 1 đến 2 tờ (thống kê trong lưu trữ thường dùng là tờ, 1 tờ = 2 trang) được viết trên giấy dó loại tốt mỏng đều bền và dai. Có nhiều loại khổ giấy được sử dụng trong châu bản triều Nguyễn nhưng chủ yếu có 3 loại chính gồm:
+ Khổ to: 41 cm x 27 cm ( ≈ 20% trên tổng số châu bản) + Khổ vừa: 32 cm x 19,5 cm ( ≈ 65% trên tổng số châu bản) + Khổ nhỏ: 29 cm x 17,5 cm ( ≈ 15% trên tổng số châu bản)
Trong số 88 tập châu bản triều Minh Mệnh có 36 tập khổ to, còn lại 52 tập khổ vừa, không có tài liệu khổ nhỏ. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong văn bản là chữ Hán, phần lớn được viết chân phương, có một số chữ Nôm chủ yếu là tên người hoặc địa danh, phần châu phê có nhiều chữ viết thảo khó đọc.
Văn bản được viết theo chiều dọc từ phải qua trái theo cách thông thường của các văn bản Hán Nôm, mỗi dòng trung bình có trên dưới 30 chữ, các dòng cách nhau khoảng 1 cm, mỗi trang có trung bình từ 8 đến 10 dòng (đối với văn bản khổ vừa).
Về bố cục của văn bản có thể tạm chia thành các nhóm chính như sau:
a, Xuất xứ văn bản: hầu hết được trình bày ở dòng đầu tiên của văn bản, nêu tên cơ quan, tên người và chức vụ của người đại diện cho cơ quan đệ trình văn bản. Đối với văn bản của cá nhân thì nêu tên, có thể thêm chức vụ của người trình văn bản.
Ví dụ: + 吏 部 尚 書 陳 利 貞 謹 奏 Lại bộ Thượng thư Trần Lợi Trinh cẩn tấu
(Thượng thư Bộ Lại Trần Lợi Trinh kính tâu).
+ 侍 內 衛 尉 兼 領 沱 曩 口 守 禦 事 臣 宋 福 討 覆 呈 Thị nội vệ uý kiêm
lãnh Đà Nẵng khẩu Thủ ngự sự thần Tống Phúc Thảo phúc trình (Vệ uý Thị nội kiêm quản Thủ ngự của biển Đà Nẵng thần Tống Phúc Thảo phúc trình).
b, Loại hình văn bản (tên loại văn bản): Đối với các loại Chiếu, Dụ, Chỉ là văn bản do nhà vua ban hành, không có tên cơ quan đệ trình nên tên loại văn bản được ghi ở đầu dòng đầu tiên. Đối với các loại hình văn bản khác như Tấu, Tư, Trình, Sớ, Bẩm... là loại văn bản do các cơ quan hoặc cá nhân trình thường được ghi ngay sau tên cơ quan hoặc tên người đệ trình văn bản, được viết ở đầu dòng, có khi viết đài lên.
Ví dụ: 嘉 定 城 總 鎮 黎 文 閱 奏 Gia Định thành Tổng trấn Lê Văn Duyệt tấu
tiên ở dòng tiếp sau tên, chức vụ và cơ quan của người trình văn bản. Khi nhà vua xem duyệt nếu chuẩn y thường dùng bút son chấm một nét (châu điểm) lên đầu của chữ “tấu” để tỏ ý đã xem duyệt văn bản đó38
.
c, Nội dung văn bản: là các vấn đề trình bày trong văn bản, có thể là một hay nhiều vấn đề được sắp xếp liên tục hoặc theo từng mục việc. Nếu văn bản có nhiều vấn đề trình bày theo từng mục việc thì thường được ngắt thành đoạn và đầu mỗi đoạn thường có chữ “hựu” (又 ) để phân biệt. Khi nhà vua xem duyệt, chuẩn y mục việc nào thì châu điểm lên đầu chữ “hựu” ở mục việc đó39.
d, Thời gian của văn bản: ghi lần lượt ngày, tháng, năm âm lịch ban hành ra văn bản đó, thường được viết ở cuối văn bản chỗ đóng dấu của cơ quan ban hành, có một số ghi ngày tháng năm lên đầu văn bản, nhưng số này không nhiều.
Ví dụ: 明 命 三 年 六 月 初 二 日 題 Minh Mệnh tam niên lục nguyệt sơ nhị
nhật đề (Minh Mệnh năm thứ 3 tháng 6 ngày mồng 2).
e, Ý chỉ phê duyệt: ý kiến phê duyệt của nhà vua được viết trực tiếp bằng bút màu mực đỏ thường ở cuối văn bản có thể là một từ, một câu, thậm chí là một đoạn dài (châu phê) hoặc có khi vua chỉ chấm một dấu son lên chữ đầu văn bản (châu điểm), cũng có khi vua gạch sổ trực tiếp lên những chỗ cần sửa chữa và viết lời phê bên cạnh chỗ gạch sổ đó (châu mạt, châu cải). Đối với các văn bản được chuyển giao cho Nội các sao lục, các thuộc viên Nội các sao chép lời vua phê lên bản phó thì dùng mực đen và bắt đầu bằng chữ “phụng” như “phụng châu phê” (奉硃 批 ), “phụng châu điểm” (奉硃點), “phụng chỉ” (奉旨) ...
38
Xem Phụ lục số 6.
39
Ví dụ: Một đoạn “châu phê” trong văn bản số 170, tờ số 265, tập số 13 (Châu bản triều Minh Mệnh).
(硃 批 ): 該民 夫仍照前 豁免身庸 餘依議行 欽此 .
Phiên âm: (Châu phê): Cai dân phu nhưng chiếu tiền khoát miễn thân dung dư y nghị hành, khâm thử.
Dịch nghĩa: (Châu phê): Bọn dân phu ấy vẫn như theo lệ trước cho miễn thuế thân, ngoài ra y theo nghị bàn cho thi hành, khâm thử.