PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Chi nhánh Bình Định (Trang 68 - 69)

- BIDV Bình Định với định hướng phát triển phù hợp với sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng, trong thời gian tới cũng sẽ tiếp tục chiến lược phát triển khố

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Trải qua 3 tháng thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bình Định, cùng với quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Chi nhánh Bình Định”. Trong quá trình phân tích, tôi nhận thấy chuyên đề của mình đã

đạt được một số mục tiêu như sau:

Khái quát được hoạt động cơ bản, chức năng của NHTM và nhận thấy HĐCV nói chung và hoạt động CVTD nói riêng là một trong các hoạt động truyền thống của các NHTM, mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận mà hoạt động này mang lại là không hề nhỏ, góp phần tạo nên sự cường thịnh và vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế. Từ đó thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh HĐCV đồng thời phải nâng cao chất lượng của HĐCV, đặc biệt là hoạt động CVTD. Bởi vì đa số các khoản CVTD là vay ngắn hạn, cho nên mức độ rủi ro sẽ thấp hơn các khoản vay trung dài hạn.

Tính toán một số nhóm chỉ tiêu phản ánh: tình hình CVTD, tình hình sử dụng vốn, chỉ tiêu an toàn vốn và chỉ tiêu sinh lời và một số chỉ tiêu đo lường chất lượng CVTD từ đó đánh giá được chất lượng CVTD tại Chi nhánh

Chuyên đề đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân và hạn chế của hoạt động CVTD, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao chất lượng CVTD tại BIDV Bình Định.

Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận và thực tiễn, đồng thời do hạn chế về mặt tài liệu và thời gian nghiên cứu nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý và nhận xét của quý thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.

2. KIẾN NGHỊ

3.4.1. Kiến nghị với nhà nước

- Cần đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ đời sống người dân. Từ đó góp phần đáng kể vào việc gia tăng mức cung về hàng hoá – dịch vụ tiêu dùng, nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân ngày càng tốt hơn.

- Hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ NHNN cần tạo một hành lang pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện cho hoạt động CVTD phát triển nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của các NHTM nội địa, bên cạnh sự nổ lực từ chính ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế một cách ổn định, lâu dài và đi đúng hướng. Cụ thể, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được coi là nhiệm vụ thường xuyên.

3.4.2. Kiến nghị với NHNN

NHNN cần hoàn thiện hoạt động của trung tâm cung cấp thông tin. Thông qua trung tâm này, các NHTM có thể khai thác các thông tin cần thiết về khách hàng đang có quan hệ vay vốn với ngân hàng, thông tin về sản phẩm, thông tin về các nhà cung cấp, các biến động ở tầm vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng hay khả năng trả nợ của họ.

3.4.3. Kiến nghị với BIDV – Chi nhánh Bình Định

Xây dựng đội ngũ CB tín dụng đầy đủ trình độ và kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn và đầy đủ về số lượng để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn nữa.

Ngân hàng cần phát triển cho vay trực tiếp bằng cách chủ động lựa chọn và tiếp cận trực tiếp các khách hàng nhằm thiết lập thông qua các hình thức như gửi thư, điện thoại, tờ rơi,…

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Chi nhánh Bình Định (Trang 68 - 69)