i) Khoản vay NH
2.2.3.6. Tỷ lệ NQH – Nợ xấu trong hoạt động CVTD tại Chi nhánh i) Tỷ lệ NQH:
i) Tỷ lệ NQH:
Trong HĐCV của bất kỳ ngân hàng nào thì NQH là một thực tế không thể tránh khỏi. NQH là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Nếu vì những nguyên nhân khách quan mà khách hàng không trả được nợ thì chi nhánh sẽ xem xét để có thể gia
hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. Nếu sau khi hết thời gian gia hạn nợ và thời gian điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển qua NQH.
Có thể nói NQH trên tổng dư nợ là nhân tố then chốt và quan trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Chỉ tiêu này ở BIDV Bình Định đạt được trong 3 năm qua là rất tốt. Năm nào cũng nhỏ hơn tỷ lệ khuyến cáo của NHNN (5%). Điều này sẽ làm cho lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD sẽ cao hơn. Vì khi tỷ lệ NQH nhỏ sẽ làm cho số tiền thu hồi được từ khách hàng là tốt. Khả năng thu hồi vốn gốc và tiền lãi ở khách hàng cao. Dẫn đến lợi nhuận thu được từ hoạt động này là cao.
Bảng 2.7: Tình hình NQH của hoạt động CVTD tại BIDV Bình Định qua 3 năm 2007-2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
08/ 07 09/ 08
+/ - % +/ - %
NQH 1.145 1.830 2.039 685 59,83 209 11,42
Tổng dư nợ 61.895 105.803 124.330 43.908 70,94 18.527 17,51
Tỷ lệ NQH (%) 1,85 1,73 1,64 (0,12) - (0,09) -
Biểu đồ 2.4 : NQH của hoạt động CVTD tại BIDV Bình Định qua 3 năm 2007-2009
Từ bảng tỷ lệ NQH cho thấy rằng tỷ lệ quá hạn trên dư nợ ngày càng giảm: năm 2007 là 1,85 %, năm 2008 là 1,73 %, tiếp tục giảm tới năm 2009 chỉ còn 1,64 %. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy công tác thu nợ được thực hiện chặt chẽ hơn: mặc dù dư nợ ngày càng tăng cũng đồng nghĩa DSCV tăng thế nhưng dư nợ chuyển NQH lại giảm cho thấy công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi nợ của CB tín dụng đã góp phần tích cực vào việc thu nợ khách hàng.
NQH CVTD giảm là một tín hiệu tốt cho công tác CVTD. Nhưng đây chưa hẳn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá chất lượng CVTD bởi vì vẫn có những khoản vay chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng không trả được nợ. Hơn nữa trong giá trị của NQH không phản ánh được giá trị của những món vay đã được cơ cấu thời gian trả nợ.
ii) Tỷ lệ nợ xấu:
Theo P.Volker, cựu Chủ tịch dự trữ Liên bang My (FED) cho rằng: “Nếu NH không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất kỳ ngân hàng nào, kể cả ngân hàng thế giới. Bởi những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Do vây,
điểm khác biệt của các ngân hàng là năng lực quản trị rủi ro tín dụng, là khả năng quản lý nợ xấu, khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được
Tỷ lệ nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3-5 trong đó bao gồm các khoản NQH trên 90 ngày và nợ cơ cấu thời gian trả nợ. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ nên <5% là an toàn. Tỷ lệ này cụ thể tại BIDV Bình Định như sau:
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của hoạt động CVTD tại BIDV Bình Định qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng