Quy trình CVTD tại BIDV Bình Định

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Chi nhánh Bình Định (Trang 28 - 31)

Để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà CB tín dụng, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng.

Quy trình CVTD áp dụng cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu phục vụ tiêu dùng và được thực hiện theo trình tự, gồm có 6 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn

- Toàn bộ CBQHKH cá nhân có trách nhiệm trực tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện hành của BIDV tới khách hàng.

- Khi khách hàng có nhu cầu đi vay, CBQHKH cá nhân tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ nhu cầu vay, điều kiện và khả năng đáp ứng điều kiện cho vay.

- CBQHKH cá nhân được phân công có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu khách hàng cung cấp một lần. Hồ sơ gồm: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ khoản vay; Hồ sơ đảm bảo tiền vay.

* Nguyên tắc yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ:

+ Cụ thể số lượng các giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu chung và quy định cụ thể trong từng sản phẩm.

+ Loại giấy tờ, hồ sơ (bản gốc, bản photocopy, bản sao công chứng)…

- CBQHKH cá nhân chịu trách nhiệm: Trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng; Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu; tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên hồ sơ; đối với bản sao có đối chiếu với các hồ sơ gốc (nếu có); đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ…

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

Đánh giá chung về khách hàng theo hướng dẫn, gồm có: + Hồ sơ thông tin khách hàng

+ Hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý.

+ Hồ sơ khoản vay: Hồ sơ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; Hồ sơ đảm bảo tiền vay/ chứng minh sở hữu tài sản

+ Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính.

+ Đánh giá phương án sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ. + Xem xét khả năng nguồn vốn của chi nhánh.

+ Xem xét các điều kiện thanh toán.

Bước 3: Xét duyệt cho vay ký hợp đồng tín dụng

- CBQHKH cá nhân lập trình cho vay theo mẫu kèm theo hồ sơ vay vốn trình Trưởng phòng QHKH.

+ Trưởng phòng QHKH ghi ý kiến vào tờ trình lãnh đạo. + Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ đưa ra quyết định.

+ Ký kết hợp đồng tín dụng.

- Soạn thảo, đàm phán các hợp đồng (theo mẫu của ngân hàng) + Báo cáo đề xuất tín dụng.

+ Biên bản giao nhận hồ sơ, phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống. + Bảng kê rút vốn.

+ Hợp đồng tín dụng. + Giấy đề nghị vay vốn. + Tờ trình.

+ Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. + Phiếu xuất kho TS thế chấp, cầm cố.

+ Phiếu nhập kho tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ( có lời chứng của công chứng viên).

+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. + Biên bản định giá.

+ Báo cáo thẩm định giá trị tài sản. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Hợp đồng lao động.

+ Thông tin về khách hàng. - Ký kết hợp đồng.

- Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

- Sau khi kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ vay vốn, CBDVKHCN thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng.

- CBQHKH cá nhân phụ trách khoản vay tại chi nhánh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 5: Thu nợ và xử lý phát sinh

- Theo dõi thực hiện hợp đồng tín dụng của khách. + Theo dõi trả nợ gốc của khách hàng.

+ Theo dõi trả nợ lãi của khách hàng.

- Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của hội sở chính.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

- Tất toán khoản vay.

- Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản.

+ Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. + Thủ tục xuất kho giấy, tài sản thế chấp cầm cố. - Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Chi nhánh Bình Định (Trang 28 - 31)