Thiết kế thông điệp:

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 37 - 38)

III. Phương pháp thực hiện quảng cáo trên báo chí:

2.2.Thiết kế thông điệp:

2. Các bước thực hiện quảng cáo

2.2.Thiết kế thông điệp:

Là toàn bộ hệ thống kí hiệu thông tin để chuyển tải nội dung tác động tới

đối tượng quảng cáo, bao gồm: chữ viết (văn bản) đó là slogan, lời bình…, lôgô, hình ảnh.

Thông điệp quảng cáo phải phù hợp với những điều kiện không gian, thời gian, điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Quảng cáo trên báo chí ít bị phụ thuộc vào không gian và thời gian hơn so với quảng cáo trên các phương tiện thông tin

đại chúng khác và chi phí để công chúng tiếp cận với báo chí ít hơn so với các phương tiện khác. Do vậy quảng cáo trên báo chí có những thuận lợi nhất định để

các nhà quảng cáo thể hiện thông điệp của sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng mà vẫn htu hút công chúng.

Yêu cầu của thông điệp đó là phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm theo.

Thông điệp phải phù hợp với đối tượng. Với mỗi đối tượng ở mỗi lứa tuổi, ngành nghề, địa vị xã hội và cả vị trí địa lí thì có những thông điệp khác nhau.

Để sản phẩm quảng cáo có sức tác động đối với nông dân cần sử dụng một thông điệp nhẹ nhàng, gần gũi với đời sống người nông dân. Ví dụ như lôgô của Tổng Công ty phân bón và hoá chất dầu khí, nhà máy Đạm Phú Mỹ do Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Truyền thông EQ thiết kế như sau;

Lôgô của Đạm Phú Mỹ có ý nghĩa lớn đối với khách hàng là nông dân. Màu xanh của lá, màu vàng của nông sản vào vụ thu hoạch. Slogan “Cho mùa bi thu” ấn tượng, nói lên mong muốn của người nông dân về một mùa thu hoạch nông sản bội thu.

Thông điệp quảng cáo còn phải phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc,

đạo đức xã hội, những nguyên tắc pháp lý do nhà nước ban hành. Nếu không tuân thủ những chuẩn mực, quy tắc xã hội và nguyên tắc pháp lý trên sẽ rất dễ đi ngược lại lợi ích của xã hội, gây phản cảm với công chúng.

Thông điệp phải phù hợp với kênh truyền thông. Bởi mỗi kênh truyền thông lại có những lợi thế riêng. Do vậy việc thiết kế thông điệp cũng phải phù hợp với từng loại hình. Trên truyền hình những thông điệp đó có thể được thể

hiện qua cách thước phim quảng cáo ngắn, trên phát thanh thông điệp đó có thể là những câu nói khẳng định tên tuổi của thương hiệu, trên báo chí thương hiệu

được thể hiện qua việc sử dụng hình ảnh bắt mắt, thiết kế lôgô, slogan ấn tượng, lời thuyết minh lôi cuốn người đọc, cách trang trí, bố cục, hợp lý.

Thông điệp phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội, đó là xu hướng sử

dụng các sản phẩm của nhân dân. Thể hiện rõ nhất là việc quảng cáo các mốt thời trang theo mùa, các hãng xe máy, ôtô công nghệ mới. Do điều kiện kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng cao, tâm lý dùng sản phẩm cũng theo đó mà có những biến đổi thích hợp với thời đại.

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 37 - 38)