Sự hình thành và phát triển của Báo Bắc Giang:

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 52 - 58)

II. Báo Bắc Giang

1.Sự hình thành và phát triển của Báo Bắc Giang:

Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939), một số trí thức và công chức tiến bộ trong tỉnh đã tập hợp lại thành nhóm “Hiện thực” ở Phủ Lạng Thương, dự

định xuất bản một tờ báo lấy tên là “Hiện thực” nhằm phản ánh mọi mặt của đời sống dân chúng tỉnh Bắc Giang dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Công việc chuẩn bị đã xong, kể cả việc xin được giấy phép của công sứ Bắc Giang, nhưng do khó khăn về tài chính, báo không ra được.

Bước vào thời kỳ vận động giải phóng dân tộc (1939-1945), nhận thức được tầm quan trọng của báo chí trong cuộc đấu tranh cách mạng, tháng 1 năm 1941, Ban Cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang ra tờ báo lấy tên là “Phục Quốc” làm cơ quan ngôn luận của Đảng bộ. Báo in li-tô, 2 trang, khổ 18-24 cm, mỗi tháng một kỳ, mỗi kỳ 50 bản. Cơ quan in báo lúc đầu đặt ở thôn Bừng (Lạng Giang), sau bị lộ

phải chuyển đến thôn Hoàng Liên (Hiệp Hoà). Những người tham gia viết báo chủ yếu là các đồng chí trong Ban Cán sự và một số đồng chí khác. Báo phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, hô hào nhân dân trong tỉnh ủng hộ du kích và nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn), lên án thực dân Pháp và phát xít Nhật cấu kết với nhau đàn áp cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và đàn áp bóc lột nhân dân Việt Nam, kêu gọi quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cuối tháng 3 năm 1941, do khó khăn về tài chính, báo phải ngừng hoạt động.

Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để tuyên truyền, phổ biến đường lối kháng chiến của Đảng, đưa tin về sự trưởng thành và những chiến công của lực lượng võ trang tỉnh ta, đưa tin về hoạt động của bộ

máy chính quyền và đoàn thể các cấp, đầu năm 1947, Ty Thông tin Bắc Giang đã kịp thời ra tờ tin lấy tên là “Tin Bắc Giang”. Tờ “Tin Bắc Giang” in li-tô, khổ

40x 66 cm, 2 trang, mỗi kỳ ấn hành 500 bản.

Năm 1949, Ban Tuyên truyền Đảng Bắc Giang cho ra đời tờ “Tin nội bộ” do đồng chí Vũ Mạnh, quyền Trưởng ban Tuyên truyền Đảng phụ trách. Tờ “Tin nội bộ” ra mỗi tháng 2 kỳ, sau tăng lên mỗi tuần một kỳ, 2 trang giấy dó, khổ 20

x 30 cm. Vào những ngày kỷ niệm thành lập Đảng, ngày Quốc tế Lao động, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, tờ tin tăng lên 4 trang.

Giữa năm 1950, thực hiện chủ trương của Đảng, Ban Tuyên truyền Đảng sáp nhập vào Ty Thông tin tuyên truyền, tờ “Tin nội bộ” hợp nhất với tờ “Tin Bắc Giang” lấy tên là “Tin Bắc Giang” trực thuộc Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh. Tờ “Tin Bắc Giang” in ty-pô, ra hàng tuần, 2 trang, khổ 40 x 60 cm. Nhiệm vụ chủ yếu của tờ “Tin Bắc Giang” là tuyên truyền cho cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng của dân tộc ta. Những tin, bài in trên “Tin Bắc Giang” đã góp phần cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, củng cố lòng tin vào thắng lợi và sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Trung ương và Chính phủ. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, tờ “Tin Bắc Giang” tập trung đưa tin về công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc và trong tỉnh. Đó là những tờ báo tiền thân của báo Sông Thương.

Do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, thực hiện Nghị quyết của Trung

ương về công tác báo chí, ngày 30-11-1961, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang ra Nghị quyết số 139 NQ-TU chuyển tờ “Tin Bắc Giang” thành tờ báo Sông Thương, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ.

Nhiệm vụ của báo Sông Thương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ chỉ rõ : “Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương công tác của Đảng bộ, hướng dẫn,

động viên đảng viên và quần chúng thực hiện các công tác của Đảng. Phản ánh những đặc điểm, bản sắc về kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống yêu nước anh dũng,cần cù của nhân dân trong tỉnh.

Phản ánh nguyện vọng, yêu cầu và những kinh nghiệm công tác và sản xuất của quần chúng.

Đấu tranh phê phán những tư tưởng và hành động lạc hậu, giáo dục tư tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa cho đảng viên và quần chúng”.

Tỉnh uỷ quyết định số 1 báo Sông Thương sẽ chính thức ra mắt ngày 1-1-1962.

Trước khi ra báo chính thức, sẽ phát hành 2 số trong tháng 12 năm 1961 để cán bộ và nhân dân góp ý kiến.

Báo Sông Thương phát hành mỗi tuần một số, khuôn khổ 40 x 60 cm, 2 trang (vào những ngày kỷ niệm lớn, báo tăng số trang), in ty-pô tại Xưởng in Hoàng Hoa Thám của Ty Thông tin - Văn hoá Bắc Giang.

Sau khi phát hành 19 số khổ 40 x 60 cm, từ số 20 ngày 16-4-1962, báo chuyển sang khuôn khổ 30 x 40 cm, 4 trang cho phù hợp với yêu cầu của quần chúng và bạn đọc, các chuyên mục vẫn giữ nguyên.

Báo Sông Thương phát hành đến tổ Đảng, đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp, tổ sản xuất trong xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện trong tỉnh. Số

cuối cùng - số 94 - ra ngày 26-3-1963 trước khi sáp nhập với báo Bắc Ninh. Cơ quan Báo Sông Thương gồm 8 đồng chí : Đồng chí Vũ Mạnh, quyền Trưởng ban Tuyên truyền Đảng, được Tỉnh uỷ phân công làm Trưởng ban Biên tập (sau gọi là Tổng Biên tập).

Báo Hà Bắc (1-4-1963 -:- 31-12-1996)

Sau khi hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc theo đơn vị hành chính mới từ ngày 1-4-1963, Báo Sông Thương và Báo Bắc Ninh sáp nhập thành Báo Hà Bc.

Biên chế cơ quan Báo Hà Bắc ban đầu có 14 người; Trưởng ban Biên tập: Vũ Mạnh; Phó Trưởng ban Biên tập : Lê Thảo.

Báo Hà Bắc số đầu tiên ra ngày 02-4-1963, các số sau phát hành mỗi tuần 2 kỳ vào thứ ba và thứ sáu, 4 trang, khổ 30 x 40 cm. In tại Xưởng in của Toà soạn. Tháng 01-1994 tăng thêm một kỳ trong tuần với các số 3, 5, 7. Số Hà Bắc

thứ bảy in ốp-sét 4 màu 8 trang nội dung phong phú, hấp dẫn bạn đọc. Nhiệm vụ của Báo Hà Bắc như “Lời ra mắt” đăng trên báo số 1 đã xác định : “Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nhiệm vụ công tác của Đảng bộ, phản ánh tin hoạt động mọi mặt của nhân dân trong tỉnh; giáo dục động viên, tổ chức nhân dân thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước; xây dựng tư tưởng, đạo đức, tác phong xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên và quần chúng...”. Ngày 01-4- 1978, nhân kỷ niệm 15 năm báo Hà Bắc ra số đầu, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Bắc quyết định lấy ngày 1-4 hàng năm là ngày Hội truyền thống của Báo Hà Bắc.

Báo Bắc Giang (1997-2009)

Sau 34 năm hợp nhất, ngày 6-11-1996, tại kỳ họp thứ mười khoá IX Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Báo Hà Bắc tách ra thành báo Bắc Giang và báo Bắc Ninh.Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động. Bộ

máy cơ quan Báo Bắc Giang gồm Ban Biên tập và 4 phòng chức năng với tổng số cán bộ, phóng viên, công nhân viên là 32 người. Tổng Biên tập: đồng chí Hoàng Đình Tiến, Phó Tổng Biên tập: đồng chí Ngô Toản.

Chi bộ cơ quan Báo năm 1997 có 15 đảng viên, do đồng chí Hoàng Đình Tiến làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Thế Dũng làm Phó Bí thư.

Năm 1997, báo ra 2 kỳ một tuần vào thứ 3 và thứ 6. Riêng số thứ 6 tăng thêm 4 trang, vừa bảo đảm tính thời sự, vừa đáp ứng tính chuyên đề, chuyên sâu của Báo Hà Bắc thứ 7 trước đây. Số đầu tiên của báo Bắc Giang phát hành ngày 03-1-1997. Tháng 1 năm 1998, báo ra tăng thêm một kỳ bảo đảm chất lượng cả

về nội dung và hình thức, với nhiều chuyên mục, thông tin đa dạng, nhiều chiều, từng bước thể hiện tờ báo là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thực hiện quy hoạch báo chí của tỉnh (1999-2003), tháng 4 năm 1999, báo đã tăng lên 4 kỳ/tuần và ra báo “Bắc Giang cuối tháng” phát hành hai tháng một kỳ với số lượng bình quân 4.545 cuốn/kỳ. Tháng 1-2002 thực hiện

đề án phát triển báo Bắc Giang giai đoạn (2002-2005) báo Bắc Giang xuất bản 5 kỳ/tuần khổ 42 x 58 cm phát hành vào thứ 2, 3, 4, 5 và 6, riêng số thứ 6 in 4 mầu. Số lượng phát hành trên 8.000 tờ/kỳ. Tháng 4-2003 tờ Bắc Giang cuối tháng tăng kỳ phát hành lên 1 tháng 1 kỳ với số lượng bình quân 7.000 tờ/kỳ.

Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ của Báo Sài Gòn Giải phóng, ngay trong năm 1997, Báo Bắc Giang đã có bước cải tiến công nghệ làm báo: lắp đặt máy in ốp-sét, dàn vi tính được trang bị máy mới sử

dụng Internet. Ngày 12-12-1998, Xưởng in báo tiến hành khởi công xây dựng. Ngày 01-01-2007, kỷ niệm 45 năm ngày báo Bắc Giang ra sốđầu, ấn phẩm Báo Bắc Giang điện tử (Bắc Giang Online) sau 3 tháng chuẩn bị, thử nghiệm đã chính thức xuất bản lên mạng Internet toàn cầu.

Ngoài nhiệm vụ, chuyên môn trong toà soạn, các nhà báo, phóng viên Báo Bắc Giang còn tham dự nhiều giải báo chí của tỉnh và quốc gia. Nhiều tác giả đoạt giải báo chí Thân Nhân Trung, Ngô Gia Tự, giải thưởng báo chí toàn quốc. Báo Bắc Giang là tờ báo khởi xướng và đăng cai lần đầu Hội thảo báo Đảng các tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc tổ chức mỗi năm một lần từ 2002 đến nay, góp phần đáng kể vào sựđổi mới, phát triển mạnh mẽ của báo chí trong khu vực.

Báo Bắc Giang hiện nay gồm 5 phòng và Nhà in với 70 CBCNV. 1) - Ban Biên tp: Tổng Biên tập : Nguyễn Thế Dũng. Phó Tổng Biên tập : Đoàn Cảnh Mạnh. Phó Tổng Biên tập : Trịnh Văn Ánh. 2) - Các phòng, ban: Phòng Thư ký - xuất bản : 09 người. Phòng Phóng viên Chính trị - xã hội : 12 người. Phóng Phóng viên Kinh tế : 09 người.

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 52 - 58)