ĐÁNG GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢNG CÁO TRÊN BÁO BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 84 - 89)

cáo trên báo.

C. ĐÁNG GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢNG CÁO TRÊN BÁO BẮC GIANG GIANG

I. Ưu điểm

Qua khảo sát 6 tháng cuối năm 2009 cho thấy những cố gắng trong việc nâng cao chất quảng cáo trên báo Bắc Giang trong thời gian vừa qua đã có tác

động tích cực đến việc chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng, đồng thời giúp các công ty, doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, nâng cao vị thế uy tín thương hiệu của sản phẩm trong lòng khách hàng và thu hút những khách hàng tiềm năng.

Báo Bắc Giang đã thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình trên báo đã dành diện tích khá lớn cho quảng cáo. Báo Bắc Giang hàng ngày với 8 trang, trong đó diện tích dành cho trang thông tin quảng cáo là một trang cố định, một tuần có một phụ trương quảng cáo bên cạnh đó còn có các quảng cáo nằm rải rác ở các chuyên trang khác đã cho thấy vai trò của quảng cáo trên báo đối với các tổ chức, doanh nghiệp cũng như với công chúng trong tỉnh khá quan trọng.

Nhiều sản phẩm mà qua quảng cáo trên báo khách hàng mới biết đến như

các sản phẩm từ nông nghiệp của các công ty, hợp tác xã trong tỉnh sản xuất như

các mặt sản phẩm mỳ Chũ, mỳ Kế, các sản phẩm mây tre đan của Tăng Tiến – Việt Yên. Bên cạnh đó quảng cáo còn là một địa chỉ tiện ích cho các tổ chức cá nhân muốn tìm hiểu về thông tin thị trường, hội chợ, tìm kiếm việc làm, cơ hội học tập trong các quảng cáo về mời thầu, tuyển nhân viên, tuyển sinh. Những

quảng cáo rao vặt, rơi giấy tờ ngày càng phổ biến cho thấy quảng cáo trên báo Bắc Giang có sức thu hút với người tiếp nhận quảng cáo trong tỉnh.

1. Về mặt nội dung:

Quảng cáo trên báo đã có nhiều thay đổi, phong phú hơn về mặt nội dung, nhiều sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực được quảng cáo hơn. Nội dung quảng cáo không chỉđơn thuần mang tính chất thông báo mà đã khai thác sâu hơn thế mạnh của quảng cáo đó là kích thích người tiêu dùng tin vào sản phẩm, dịch vụ, đáp

ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế địa phương, góp phần hoà nhịp cùng sự

phát triển hội nhập của đất nước.

Ngôn ngữ cơ bản thuyết phục khách hàng, thể hiện qua các thông điệp đã tạo lòng tin trong khách hàng – những người tiếp nhận sản phẩm quảng cáo.

2. Về mặt hình thức:

Trong một điều kiện nhất định, báo đã sử dụng một cách tối đa các yếu tố

cấu thành nên một sản phẩm quảng cáo như yếu tố về hình ảnh, lôgô, slogan, hiệu

ứng chữ, màu sắc, cách sắp xếp, bố cục nội dung thông tin.

Bố cục trang quảng cáo khoa học hơn, cân đối theo các chiều dọc, ngang

đều rất gọn gàng, những quảng cáo có diện tích nhỏđược đăng tải rải rác trên các chuyên trang của một số mục khác, hoặc được sắp xếp gần nhau.

Hình ảnh, lôgô ngày càng được sử dụng nhiều hơn mang tính chất bổ trợ

cho thông tin, hạn chế tối đa những hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm.

Slogan có nhiều thay đổi hấp dẫn hơn, được thiết kế trên nền những hiệu

ứng về hình ảnh.

Hình thức của các quảng cáo đã ngày càng hoàn chỉnh hơn, thiết kế tạo

được bản sắc riêng của một trang quảng cáo.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, còn có những mặt chưa làm được, chưa khai thác một cách tối đa thế mạnh của quảng cáo trên báo.

Về vị trí trang quảng cáo trên trang 6 là đã phù hợp, tuy nhiên còn nhiều quảng cáo được đăng tải trên các chuyên trang khác. Ngoài ra hàng tuần báo còn có một phụ trương về thông tin quảng cáo, tuy nhiên phụ trương này không cố định ở một số nhất định. Phụ trương này thường xuất bản vào thứ 4 hàng tuần nhưng có những tuần phụ trương được đăng vào các số thứ 2, thứ 5, thứ 6 nên không tạo được thói quen tiếp nhận sản phẩm quảng cáo,

Việc các quảng cáo được đăng trên các chuyên trang khác rất dễ gây nhầm lẫn đối với người tiếp nhận quảng cáo. Bởi do trình độ dân trí của nhân dân chưa cao, việc phân biệt một tác phẩm tin, bài báo chí với các quảng cáo, thông báo của các công ty còn nhiều hạn chế. Do vậy cần phải hệ thống lại các quảng cáo, phân bố hợp lí trên các chuuyên trang, chuyên mục dành riêng cho quảng cáo.

1. Về mặt nội dung:

Nội dung còn mang nặng tính chất thông báo, chưa mang nhiều đặc trưng của quảng cáo đó là tính thị trường, tính cạnh tranh, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về thông tin của các sản phẩm, dịch vụ.

Quảng cáo trên báo chưa tiếp cận được với khách hàng hiện tại, chưa tạo ra cho họ khái niệm, ý thức về những gì đang bán trên thị trường. Chưa đánh đúng tâm lý của khách hàng, chẳng hạn như thích khuyến mại, thích sản phẩm giá rẻ…

Nội dung mang tính chất thông báo còn quá nhiều. Trung bình cứ 12 quảng cáo trên một số thì có tới 7 – 8 quảng cáo thông báo. Nhiều quảng cáo nội dung quá dài, gây tâm lí ngại đọc đối với người tiếp nhận quảng cáo. Nhất là các quảng cáo về thi tuyển công chức, quảng cáo thông báo tăng giá điện nước, thông báo các chương trình khuyến mại của ngân hàng, mạng viễn thông…

Nội dung của thông điệp quảng cáo chưa đáp ứng được ba tiêu chí của một quảng cáo đó là: lí trí, tình cảm – tâm lí, đạo đức xã hội, còn khô khan, mới chỉ

dừng lại ở việc liệt kê, thông tin, thông báo, sức lôi cuốn của ngôn ngữ quảng cáo thấp.

Quảng cáo các sản phẩm chưa đa dạng, chỉ dừng lại ở một vài sản phẩm, dịch vụ của một vài công ty, doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc thu hút các công ty, doanh nghiệp quảng cáo trên báo còn có nhiều hạn chế.

2. Về mặt hình thức:

Do đặc thù của báo địa phương nên báo Bắc Giang chưa khai thác hết thế

mạnh của một tờ báo in. Những hạn chế về việc sử dụng màu sắc, kĩ xảo chữ,

ảnh, thiết kế lôgô, thông điệp còn chưa sâu, chưa chuyên nghiệp.

Về màu sắc: quảng cáo cũng giống như phần nội dung của cả tờ báo, màu sắc hạn chế ở hai màu đen – trắng, một số quảng cáo có sử dụng thêm hai màu nữa là đỏ và xanh lam hoặc xanh lục. Yếu tố màu sắc rất quan trọng trong một quảng cáo, tuy nhiên, màu sắc trên báo rất đơn điệu. không gây được sự chú ý của người tiếp nhận quảng cáo.

Hình ảnh trong các quảng cáo còn hạn chế, chỉ có các quảng cáo về sản phẩm thì hình ảnh mới xuất hiện nhiều. Tuy đã miêu tả được nội dung của sản phẩm nhưng chưa gây ấn tượng với người tiếp nhận, chưa có sự sáng tạo, đột phá riêng trong phong cách thể hiện.

Lôgô là yếu tố để khẳng định tên tuổi, vị thế của thương hiệu, là yếu tố để

phân biệt sản phẩm của hãng này với sản phẩm của hãng khác. Tuy nhiên cũng giống như hình ảnh, lôgô mới chỉ xuất hiện ở một số quảng cáo trình bày và một số quảng cáo thông báo. Lôgô còn quá sơ sài, mới chỉ vận dụng được cách cách

điệu tên của sản phẩm, công ty, chưa có những đột phá, phá cách để nâng cao giá trị của lôgô, ít mang ý nghĩa đặc trưng cho sản phẩm. Tạo ra một logo là một quá trình vận dụng cả khoa học, tâm lý học, sáng tạo nghệ thuật và (trong phần lớn các trường hợp) sự may mắn. Do những hạn chế của một tờ báo địa phương nên giá trị của việc sử dụng lôgô vẫn chưa được khai thác hết.

Bên cạnh đó, một số lôgô không sử dụng ổn định, không mang tính thường xuyên nên hiệu quả thấp, ít được công chúng nhớ tới.

Slogan cũng là một yếu tố quan trọng để công chúng nhớ tới sản phẩm. Nó như một tuyên ngôn của công ty, doanh nghiệp về sản phẩm của họ muốn tung ra htị trường. Các hãng sản phẩm lớn trên thị trường đã vận dụng rất thành công việc sử dụng slogan, tuy nhiên để tìm được những slogan hay trên báo Bắc Giang là rất khó. Mặt khác các quảng cáo trên báo phần nhiều là quảng cáo thông báo nên chưa khai thác hết giá trị và tiềm năng của việc sử dụng slogan. Những quảng cáo có sử dụng slogan cũng chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Chưa lôi cuốn khách hàng, kích thích vào nhu cầu, thị hiếu và mong muốn của người tiếp nhận quảng cáo.

Lời thuyết minh trong quảng cáo quá dài dòng, gây tâm lí mệt mỏi đối với người tiếp nhận quảng cáo.

Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ chưa họp lí, chưa gây ấn tượng. Một số quảng cáo để tít rất lớn nhưng phần nội dung cỡ chữ lại nhỏ. Việc sử dụng những phông chữ nghệ thuật, kĩ xảo chữ còn sơ sài, không được sử dụng nhiều.

Để quảng cáo trên báo Bắc Giang ngày càng hoàn thiện, thu hút các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm trên báo, thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng, rất cần có sự đổi mới, nâng cao phương pháp thực hiện quảng cáo trên báo cả về

Chương III

PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢNG CÁO BÁO CHÍ A. PHƯƠNG HƯỚNG A. PHƯƠNG HƯỚNG

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 84 - 89)