Bốc ục quảng cáo:

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 75 - 80)

II. Về hình thức

1.Bốc ục quảng cáo:

1.1. Bố cục trên toàn trang quảng cáo

Do số lượng quảng cáo được đăng trên báo nhiều nên ngoài trang 6 là trang thông tin quảng cáo, nó còn được đăng ở các trang 5,7,8. Trên mỗi trang tuỳ theo kích thước mà quảng cáo được đăng ở các vị trí khác nhau. Hầu hết những quảng cáo nằm ngang có diện tích từ 1/2 đến 1/3 trang được đăng nửa đầu

hoặc nửa cuối của trang. Các quảng cáo nằm dọc trang báo thì có kích thước nhỏ

hơn thường chiếm 1/5 đến 1/8 trang.

B cc trên trang Thông tin – qung cáo

B c qung cáo trên trang Quc phòng – An ninh

Ở các trang không phải trang thông tin quảng cáo thì quảng cáo đó được

đăng ở góc dưới cùng của trang. Do nó không phải là chủ đề, là thông tin chính của chuyên trang đó. Quảng cáo trên các chuyên trang này chiếm diện tích khá khiêm tốn, khoảng từ 1/8 đến 1/10 diện tích trang báo.

1.2. Bố cục mỗi sản phẩm quảng cáo:

Về hình ảnh, lời bình, lôgô, slogan thì mỗi sản phẩm quảng cáo có một cách sắp xếp, bố cục riêng tạo nên các sắc thái khác biệt giữa các sản phẩm quảng cáo. Với các quảng cáo trình bày về sản phẩm, dịch vụ, công ty thì có lôgô

được đặt phía trên, cạnh đó là địa chỉ, hình ảnh được bố cục ở góc bên trái, phía trên hoặc bên phải, phía dưới của quảng cáo. Tuy nhiên có những quảng cáo giới thiệu rất nhiều loại sản phẩm nên hình ảnh được đăng ở giữa, kèm với lời bình. Slogan thường được bố cục, sắp xếp ở phần trên cùng hoặc dưới cùng của phần thông điệp quảng cáo với phông chữ to, khác biệt so với giới thiệu sản phẩm.

Một số quảng cáo rao vặt, hay lời cảm

ơn, chia buồn của một số tổ chức, cá nhân có tên người đại diện ở dưới nội dung và địa chỉ. Những thông tin nổi bật của quảng cáo thường được in đậm, nhất là đối với các quảng cáo về sản phẩm.

Các bố cục, sắp xếp đã có sự hài hoà, hợp lý của một quảng cáo, thuận lợi cho người tiếp nhận quảng cáo theo dõi.

2. Hình ảnh trong quảng cáo

Chỉ có các quảng cáo dạng trình bày mới có hình ảnh bổ trợ cho nội dung của sản phẩm. Hầu hết những hình ảnh đó

đều là những hình ảnh thực tế của sản phẩm như sản phẩm mỳ Kế, dầu gội Sheng Yi Li, thuốc Hạ áp ích nhân, các dịch vụ của công ty TNHH Tuấn Mai… là những hình ảnh nổi bật có tính thông tin trong hình ảnh đó.

Hình nh ca các sn phm được qung cáo trên báo Bc Giang

Qung cáo trên trang 6 – tháng 12/ 2009

Bên cạnh còn có một số quảng cáo mà hình ảnh chỉ là sự minh hoạ cho sản phẩm chứ không phải là những hình ảnh thực tế của sản phẩm đó như quảng cáo thuốc Bảo Cốt Khang, thuốc phong tê thấp bà Giằng.

Quảng cáo trên báo Bắc Giang đã sử dụng ở mức tối đa các hình ảnh bổ

trợ thêm cho nội dung quảng cáo của sản phẩm. Trung bình cứ 12 quảng cáo

được đăng trên một số báo thì có 4 đến 5 quảng cáo có hình ảnh, trong đó tập trung chủ yếu vào dạng quảng cáo trình bày. Quảng cáo có hình ảnh sẽ giúp người tiếp nhận quảng cáo như được tận mắt thấy sản phẩm mình đang được quảng cáo, mặt khác hình ảnh sẽ giúp người xem quảng cáo không cảm thấy mệt mỏi trước hàng ngàn thông tin mà báo, trong đó có quảng cáo đem lại.

Hình ảnh là một thế mạnh của báo in, do vậy các quảng cáo cần phát huy hơn nữa thế mạnh của nó để thu hút người tiếp nhận quảng cáo, gây niềm hứng thú trong lòng họ để những thông tin mà quảng cáo đem lại được chấp nhận một cách dễ dàng hơn.

3. Lôgô

Hầu hết các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụđều có sử dụng lôgô. Các lô gô này đều sử dụng chữ cái đầu của hãng mình đã được cách điệu làm lôgô như:

Lôgô của các doanh nghiệp quảng cáo trên báo Bắc Giang

Trên đây là lôgô của các doanh nghiệp lần lượt là công ty TNHH Điện tử

Văn Chiến, công ty Tuấn Mai, dầu gội Sheng Yi Li của doanh nghiệp Lê Hằng, mỳ Kế của Kế của HTX sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế. Lô gô của các doanh nghiệp đều đơn giản, dễ nhận biết, hình thức không quá cầu kì, không quá rối khiến người tiếp nhận quảng cáo có thể nhận ra ngay.

Một số quảng cáo thông báo cũng có sử dụng lôgô như quảng cáo của các tập đoàn viễn thông VNPT, Viettel, các hãng bảo Hiểm: Frudential, Bảo Việt, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Đông Á. Lôgô của các quảng cáo này đều có uy tín, thương hiệu từ rất lâu nên người tiếp nhận quảng cáo rất dễ nhận biết. Tuy nhiên việc sử dụng lôgô của một số quảng cáo của các doanh nghiệp không có sự thống nhất, dễ gây nhầm lẫn như lô gô của công ty TNHH Địên tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn Chiến:

Lôgô 1 Lôgô 2

Hai lôgô này đều của công ty điện tử Văn Chiến, được đăng trên báo trong thời gian rất gần nhau. Lôgô thứ nhất là hình chữ V màu đen, có viền trắng,

ở giữa là biểu tượng của sản phẩm điện tử mà công ty kinh doanh, dưới biểu tượng là dòng chữ VACHICO (viết tắt của “Văn Chiến company”) in đậm được

đăng thường xuyên trên báo trong một thời gian dài, nhưng lôgô thứ 2 với chữ V màu xanh lá, to hơn chữ V cũ, không có đường viền, không có biểu tượng của sản phẩm, dòng chữ VACHICO in nhạt chỉđược đăng trong vòng 2 tuần đầu của tháng 12 năm 2009, sau đó là trở về lôgô thứ nhất.

Hầu hết những lôgô trên đều phát huy hiệu quả, như là biểu tượng của công ty, doanh nghiệp đó, giúp công ty, doanh nghiệp đó định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên một số ít lôgô có sự thay đổi, không cố định, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Một số sản phẩm, công ty cũng chưa nhận thức hết được vai trò của lôgô nên các sản phẩm quảng cáo không có lôgô thiếu

đi sự hấp dẫn và chưa khai thác hết được hiệu quả của lôgô trong định vị thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí (Trang 75 - 80)