– Phương pháp so sánh: Số tuyệt đối và số tương đối theo thời gian trên số liệu thứ cấp thu từ phòng kinh doanh trong 3 năm 2003-2006
– Phương pháp phân tích chuỗi số liệu theo thời gian dựa trên số liệu thứ cấp
– Phương pháp SWOT: Dựa trên tình hình kinh doanh thực tế của sản phẩm bột giặt Pano và doanh nghiệp xác định những điểm mạnh,
những điểm yếu, các cơ hội và mối đe dọa. Từ đó xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing.
– Phương pháp xây dựng kế hoạch Marketing theo Philip Kotler, 2003
Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY CP PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT
CẦN THƠ VỀ SẢN PHẨM BỘT GIẶT PANO 3.1 Giới thiệu chung về Công Ty CP Phân Bón Và Hóa Chất Cần Thơ.
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân Của Công Ty Cổ Phần Phân Bón Và Hóa Chất Cần Thơ là Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất Cần Thơ. được thành lập vào năm 1977, nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc – TP Cần Thơ. Tọa lạc trên diện tích 8,5 ha có vị trí địa lí thuận lợi cả hai mặt đường thủy và đường bộ. Công ty có lợi thế rất lớn trong việc phát triền trở thành một trong những trung tâm sản xuất và phân phối các sản phẩm phân bón và hóa chất trong vùng đồng Bằng Sông Cửu Long và khu vực các nước ASEAN lân cận.
Từ 1-1-2006 công ty chính thức chuyển sang cổ phần hóa. đây là một bước chuyển đổi quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.
Ngày nay với đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm. Sau 30 năm phát triển, Công Ty CP Phân Bón Và Hóa Chất Cần Thơ đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất.
3.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ:
Mục tiêu hiện nay của công ty là “ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý”.
Không chỉ cung cấp sản phẩm, công ty còn luôn quan tâm việc nghiên cứu giúp người nông dân tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất nông sản và tăng
lợi nhuận. đây cũng là một phần trọng yếu trong mục tiêu kinh doanh lâu dài của công ty trong lĩnh vực phân bón.
3.1.3 Các sản phẩm đang được bán trên thị trường :
- Các sản phẩm phân bón NPK:
+ Dòng sản phẩm NPK đa dụng: Có tính năng đa dụng cho các lọai cây trồng / trên nhiều lọai đất.
+ Dòng sản phẩm NPK chuyên dùng: Có tính năng chuyên biệt cho từng đối tượng cây trồng / từng thời kỳ sinh trưởng / từng lọai đất.
+ Dòng sản phẩm HI End: gồm các chủng lọai phân bón NPK có tiêu chuẩn chất lượng cao cấp, bổ sung các thành phần đạm Nitrat và các họat chất trung – vi lượng tạo ra lọai phân bón NPK tích hợp đầy đủ các chất đa – tung – vi lượng trong cùng một hạt. đây là dòng sản phẩm đặt biệt cao cấp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
- Sản phẩm phân bón lá: Là dòng các lọai phân bón qua lá dạng bột và dạng nước, được nghiên cứu kỹ trong nhiều năm qua.
- Sản phẩm khóang tự nhiên: Gồm các sản phẩm khóang được khai thác trong tự nhiên: Dolomit, đá vôi có tính năng cải tạo đất, bổ sung thành phân trung lượng cho đất bạt màu và dùng trong xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Ngòai ra sản phẩm đá vôi khai thác còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thủy tinh. Hiện nay công ty có năng lực khai thác hàng năm trên 25.000 m3 các lọai khóang nói trên.
- Dòng phân bón hữu cơ đặm đặc: được sản xuất bằng công nghệ phân bón hữu cơ đậm đặc của Công Ty CP Phân Bón Và Hóa Chất Cần Thơ là một trong những sản phẩm mang tính đột phá, khác biệt với các sản phẩm cùng lọai được sản xuất trong nước và hòan tòan có thể thay thế phân ngọai nhập.
- Các sản phẩm hóa chất:
+ Dòng sản phẩm chất tẩy rửa: Với năng suất sản xuất hơn 20.000 Tấn / năm sản phẩm chất tẩy rửa. Hiện nay sản phẩm bột giặt của công ty đang được cung ứng cho nhu cầu của thị trường vùng đồng Bằng Sông Cửu Long và xuất khẩu sang các nước khu vực: CAMBODIA, PHILIPPINES và TAIWAN.
+ Dòng sản phẩm Zeolite: Bao gồm các sản phẩm Zeolite A, Zeolite X- P là dòng các sản phẩm được tổng hợp bằng quá trình hóa học có tính năng và phẩm chất cao hơn hẳn so với các sản phẩm Zeolite trong tự nhiên. Những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản và là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa. Công xuất hiện tại của dây chuyền là
6000 tấn / năm.
+ Sản phẩm bột giặt Pano: Hiện nay trên thị trường công ty đang bán 3 lọai sản phẩm bột giặt Pano:
• Pano tổng hợp: Là lọai bột giặt dạng trung bình, có tính tẩy rửa thấp. Giá thành của lọai bôt giặt này tương đối thấp hơn so với các sản phẩm bột giặt khác
• Pano Túi Túm đỏ: Là bột giặt có chất lượng tốt hơn Pano tổng hợp. Tính tẩy rửa của sản phẩm này tương đối tốt. Giá bán cao hơn Pano tổng hợp
• Pano Extra: Chất lượng của sản phẩm này giống như bột giặt Pano Túi Túm đỏ. Nó chỉ khác ở bao bì và nhãn hiệu. Giá của sản phẩm này bằng với giá của Pano Túi Túm đỏ.
+ Sản phẩm khác: Ngòai các dòng sản phẩm nêu trên, hiện công ty đang mở ra thêm hướng kinh doanh các mặt hàng hóa chất nguyên liệu các lọai nhằm đáp ứng cho nhu cầu của vùng đồng Bằng Sông Cửu Long.
N H Â N V IÊ N T C H C ð Ộ I T R Ư Ở N G B V N H Â N V IÊ N N V C N & K C S ð Ộ I T R Ư Ở N G ð V T ð Ộ I T R Ư Ở N G C ð N H Â N V IÊ N K T C Ô N G N H Â N S X C Ô N G N H Â N S X C Ô N G N H Â N K H A I T H Á C B Ộ P H Ậ N K H O N V N G H IỆ P V Ụ + T T PP -K D + T H Ị T R Ư Ờ N G
3.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn :
3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự:
HỘI đỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ Gđ KINH DOANH
PHÓ Gđ KỸ THUẬT SX
TRƯỞNG KHỐI NGHIỆP VỤ TỔNG HỢP TRƯỞNG Gđ CHI Qđ Qđ TP-KỸ TP- TP- TP - PHÒNG KD NHÁNH XƯỞNG HÓA XƯỞNG PHÂN THUẬT CƠ CN.K CS KTTC TCHC CHẤT BÓN đIỆN 3.1.4.2 Quyền hạn và trách nhiệm - Hội đồng quản trị:
Hình 5: Cơ cấu tổ chức nhân sự
họat động của công ty theo đều 26- điều lệ tổ chức và họat động của công ty cổ phần. Tạo điều kiện cho giám đốc công ty thực hiện tốt các chức năng điều hành được điều lệ và pháp luật quy định. Huy động thêm vốn, chào bán hoặc mua lại cổ phần
+ Quyền hạn: Quyết định chiến lược phát triển công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức ban giám đốc, kế tóan trưởng của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức nhân sự, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Duyệt chương trình và triệu tập đại hội cổ đông.
- Giám đốc:
+ Trách nhiệm: Tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh đã đươc HđQT và đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước HđQT và đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo điều 33. Thực hiện việc trả lương, thưởng cho người lao động đứng theo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo tổ chức việc đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ CNVC, bảo đảm nguồn lực luôn đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. định kỳ xem xét họat động của hệ thống chất lương công ty, cung cấp đủ nguồn lực để làm tăng hiệu quà của hệ thống chất lương
+ Quyền hạn: đại diện pháp luật của công ty. Từ chối thực hiện quyết định của HđQT nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và trái với nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Quyết định tổ chức nhân sự.
- Phó giám đốc KTSX :
+ Trách nhiệm: Thay mặt giám đốc điều hành tòan bộ công việc sản xuất và kỹ thuật công nghệ của công ty chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và pháp luật các việc đã thực hiện. Giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý sản xuất hàng ngày, điều độ sản xuất theo kết họach của phòng KD mà đã được Gđ duyệt trước đó, đôn đốc, theo dõi, giám sát họat động của các xưởng.
+ Quyền hạn: Có quyền ký kết hợp đồng về lĩnh vực thiết bị công nghệ, có quyền quyết định về họat động kỹ thuật và sản xuất của công ty trong
phạm vi được ủy quyền. Ký duyệt lệnh điều độ sản xuất theo tuần, ngày…cho các phân xưởng và phòng ban.
- Phó giám đốc KTSX:
+ Trách nhiệm: Giúp việc cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu KHKT, ATLđ, PCCC… Theo chức năng nhằm phục vụ cho sản xuất trước mắt và định hướng phát triển cho công ty trong lĩnh vực này. Tham mưu, để sản xuất với giám đốc các giải pháp, phương án xử lý, khắc phục các sự cố trong sản xuất nếu có. Chỉ đạo chất lượng sản phẩm, công tác kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng và xây dựng cơ bản theo kết họach được giám đốc công ty thông qua.
+ Quyền hạn: Ký duyệt kết họach cấp phát vật tư phục vụ sản xuất cho các đơn vị sản xuất và kế họach sữa chữa hàng tháng, quý. Ký quyệt các kết họach sữa chữa hàng tháng, quý. đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc xây dựng và quản lý hệ thống chất lượng của công ty. Phê duyệt tài liệu trong hệ thống chất lượng của các bộ phận biên soạn.
- Phó giám đốc KD :
+ Trách nhiệm: Thực hiện việc mà Gđ ủy quyền trong công tác kinh doanh, thay mặt Gđ điều hành họat động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm trước Gđ và pháp luật về việc điều hành công việc của mình. Giúp việc cho giám đốc trong công tác kinh doanh. Tham mưu và đề xuất cho Gđ các phương án phát triển công ty, các phương án xử lý và khắc phục các rủi ro trong kinh doanh.
+ Quyền hạn: Có quyền ký hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, quyết định về họat đồng kinh doanh của công ty trong phạm vi được ủy quyền. Ký duyệt nhập kho và cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sản xuất theo kế họach đã được phê duyệt. Ký duyệt nhập kho sản phẩm. đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc xây dựng hệ thống quản lý phân phối và lưu thông hàng hóa trong thị trường nội địa và xuất khẩu của công ty. Phê duyệt các văn bản có liên quan đến những vấn đề trong hệ thống quản lý kinh doanh.
- Trưởng phòng kỹ thuật cơ điện:
+ Trách nhiệm: Phân công các nhân viên của phòng kỹ thuật. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Lập kế họach sữa chữa
lớn, lập dự tóan, quản lý các công tác sữa chữa lớn. Lập kế họach bảo trì thiết bị hàng năm, kiểm sóat việc thực hiện bảo trì thiết bị. Lập kế họach kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo hàng năm, kiểm sóat thực hiện kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo. Theo dõi và quyết tóan nhiên liệu. Quản lý họat động của đội cơ điện thực hiện tốt kế họach bảo trì và sữa chữa thiết bị và kế họach kiểm định, hiệu chỉnh dụng cụ đo. Quản lý họat động của đội vận tải. Lập quy trình vận hành thiết bị và kết hợp với các phòng liên quan, phân xưởng lập họăc bổ sung quy trình công nghệ. Kết hợp với các bộ phận có liên quan đào tạo và huấn luyện quy trình vận hành thiết bị cho công nhân. Lập định mức kinh tế kỹ thuật về nhiên liệu, năng lượng, vật tư sữa chữa… cho các phân xưởng và phương tiện vận tải. quyết tóan với phòng kinh doanh về nhiên liệu, năng lượng, vật tư sữa chữa theo định mức. Lập kế họach bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. Lập phương án cải thiện vệ sinh môi trường. Lập kế họach XDCB, quản lý và chỉ đạo thực hiện các hạng mục XDCB. Là thành viên hội đồng KHKT và phát triển sản phẩm mới của công ty. Kiểm sóat hồ sơ tài liệu ISO của phòng kỹ thuật.
+ Quyền hạn: đề nghị với lãnh đạo công ty bố trí nhân lực cho chuyên ngành phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng. Cho dừng sản xuất khi thấy tình hình máy móc không đảm bảo an tòan
- Trưởng phòng CN-KCS:
+ Trách nhiệm: Thiết lập quy trình quy phạm cho các công nghệ sản xuất sản phẩm và kiểm tra thực hiện. Xây dựng các tiêu chuẩn về nguyên liệu, bao bì, sản phẩm và hướng dẫn các phương pháp kiểm tra thực hiện. Lập biên bản những sản phẩm sản xuất họăc nguyên liệu nhập không đạt chất lượng. Xây dựng và quản lý định mức kinh tế kỹ thuật về nguyên vật liệu cho các sản phẩm và kiểm sóat việc thực hiện các đơn phối liệu được ban hành. Tham gia huấn luyện, đào tạo CNV theo các chương trình đào tạo của công ty. Thực hiện và lưu trữ các hồ sơ chất lượng sản phẩm và các hồ sơ về các phương tiện đo lường. Phối hợp với các bộ phận nhiên cứu để hòan thiện các sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới theo định hướng phát triển của công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Là thành viên của hội đồng KHKT và phát triển sản phẩm mới của công ty. Kiểm sóat hồ sơ tài liệu ISO của phòng CN- KCS. Lập
kết họach KHCN và quản lý thực hiện. Lập kế họach kiểm định và hiệu chỉnh cân hàng năm.
+ Quyền hạn: Chỉ đạo, điều động CB-CNV phòng CN-KCS thực hiện tốt các nhiệm vụ của phòng. Có quyền kiến nghị với giám đốc dừng sản xuất tại các phân xưởng khi sản xuất không đạt chỉ tiêu chất lựơng sản phẩm. Có quyền kiến nghị với giám đốc không nhập các nguyên vật liệu không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất.
- Trưởng phòng kinh doanh:
+ Trách nhiệm: Tham mưu cho giám đốc trong việc họach định chiến lược phát triển của công ty ngắn hạn và dài hạn. Lập kế họach SXKD trong từng giai đọan cụ thể. Thương thảo xem xét các hợp đồng kinh tế. đánh giá nhà cung cấp. đánh giá đại lý bán hàng của công ty. Sọan thảo các văn bản đối ngọai. Lập báo cáo tổng hợp cho tổng công ty và các ban ngành có liên quan. điều độ, kiểm tra tình hình sản xuất, kịp thời phản ánh với lãnh đạo công ty những khó khăn và phát sinh đột xuất trong quá trình sản xuất. điều động các phương tiện vận chuyển nguyên liệu nhập kho và hàng hóa ra bên ngòai công ty. Quản lý tòan bộ các kho vật liệu và thành phẩm của công ty. Là thành viên của hội đồng KHKT và phát triển sản phẩm mới của công ty. Kiểm sóat hồ sơ tài liệu ISO của