Tính hơi cho quá trình lên men ngắn ngày:

Một phần của tài liệu bài tiểu luận bộ môn dinh dưỡng và chế biến nước mắn (Trang 87 - 88)

Lượng hơi cần dùng cho thiết bị thủy phân ngắn ngày là hơi dùng để nâng nhiệt độ khối chượp từ nhiệt độ môi trường ( lấy trung bình là 300C) lên 450C, sau khi nâng nhiệt độ khối chượp lên 450C thì sau đó giữ ở nhiệt độ này trong 35 ngày để tiến hành thủy phân. Trong quá trình thủy phân xảy ra phản ứng tỏa nhiệt đủ bù phần nhiệt tổn hao ra môi trường do đó đảm bảo giữ nhiệt cho khối chượp mà không cần cấp hơi để giữ nhiệt.

Lượng nhiệt dùng để nâng nhiệt tính cho 1 thiết bị là: Q1 = Gc x Cc x ( t2 - t1 )

Theo sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất tập 1 ta có : nhiệt dung riêng của muối khan ở 450C tính theo công thức :

Cm x 10-3 = a + bT - cT-2 Trong đó:

- a, b, c là hệ số tra theo bảng I.142 trang 153 sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất

- T : nhiệt độ tuyệt đối của muối khan a = 2,04 ; b = 4,54 x 10-4 ; c = 0,8 x 104 T = 45 + 273 = 3180K

Cm x 10-3 = 2,04+ 4,54 x 10-4 x 318 - 0,8 x 104 x 318-2 =2,105 Cm = 2105 J/kg.độ

Nhiệt dung riêng của dung dịch muối 250Bé là: Cd= Cm x A + 4186 ( 1- A)

Trong đó Cm là nhiệt dung riêng của muối khan ở 450C, A là nồng độ chất hòa tan tính theo phần khối lượng A = 0,25

http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 88 Cd = 2105 x 0,25 + 4186 ( 1 - 0,25 ) = 3665,75J/kg.độ

Lượng hơi dùng để nâng nhiệt độ khối chượp lên 450C là : Q1 = Cc x Gc x ( t2 – t1)

Trong đó :

- Gc là khối lượng của chượp

- C là nhiệt dung riêng của chượp ( xem Cc = Cd) - t2 là nhiệt độ sau khi nâng nhiệt ( t2 = 450C) - t1 là nhiệt độ môi trường ( t1 = 300C)

Lượng nhiệt cần dùng để nâng nhiệt độ khối chượp từ 300C lên 450C là : Q1 = 3665,75 x13346 x ( 45- 30 ) = 733846493 J =175561 kcal

Một phần của tài liệu bài tiểu luận bộ môn dinh dưỡng và chế biến nước mắn (Trang 87 - 88)