http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 102
Bảng 6.3. Công suất các thiết bị trong nhà máy
STT Tên thiết bị Công suất định mức (kW) Số lượng Tổng công suất (kW) 1 Máy rửa cá 10 1 10 2 Máy trộn 15 1 15 3 Băng tải chính chuyển cá 7 1 7 4 Băng tải lưới sắt 6 1 6
5 Băng tải đưa cá vào thiết bị lên men 16 3 48
6 Gầu tải 3 5 15
7
Bơm dịch ở thiết bị lên men ngắn
ngày 3 6 18
8 Bơm nước muối 5 1 5
9
Bơm từ thùng chứa dịch sang thùng
lên men dài ngày 3 1 3
10
Bơm nước bổi ở thùng lên men dài
ngày 3 3 9 11 Bơm dịch đi lọc 5 1 5 12 Bơm dịch đi đến bể pha đấu 5 1 5 13 Bơm nước mắm đi đóng chai 3 2 6 14 Bơm CIP 2 4 8 15
Động cơ cánh khuấy thiết bị lên men
ngắn ngày 8 92 736
16 Máy chiết và dập nút chai 6 1 6
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 103
STT Tên thiết bị Công suất định mức (kW)
Số lượng
Tổng công suất (kW)
18 Thiết bị hòa tan muối 3 1 3
19 Thiết bị hòa tan muối sắt 3 1 3
20 Quạt hút lò hơi 5 2 10
21 Quạt đẩy lò hơi 2 1 2
Tổng công suất động lực, Pđl 924
Ngoài các thiết bị nhà máy còn phải trang bị các thiết bị phụ khác như: Quạt hút, quạt đẩy, bơm xử lý nước…Tất cả nhưng thiết bị phụ này ta lấy bằng 15% phụ tải động lực kể trên. Vậy phụ tải động lực của toàn nhà máy: Pđl = 924 + 0,15 x 924 = 1063 (kW). Phụ tải toàn nhà máy: PT = Pcs + Pđl = 139 + 1063 = 1202 (kW). 6.3.3. Xác định phụ tải tiêu thụ thực tế Phụ tải chiếu sáng
Phụ tải chiếu sáng được xác định theo công thức: Pttcs =k1×Pcs Trong đó: k1: Hệ số sử dụng phụ tải chiếu sáng: k1=0,9 P: Tổng công suất chiếu sáng: Pcs = 139 (kw) Pttcs = 0,9 x 139 = 125 kw Phụ tải động lực.
Phụ tải động lực được xác định theo công thức: Pttdl = k2 × Pđl
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 104 P: Tổng công suất phụ tải: Pđl = 1063 (kw) Pttđl = 0,6 x 1063 = 638 kw Phụ tải tiêu thụ thực tế của nhà máy: Ptt = Pttcs + Pttđl = 125 + 638 = 763 (kW). 6.3.4. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm. 6.3.4.1. Điện chiếu sáng: Acs= Pttcs × Tcs (kwh)
Trong đó: Pttcs: Công suất chiếu sáng thực tế Tcs: Thời gian chiếu sáng thực tế Tcs = k1×k2
k1: Thời gian thắp sáng trong ngày tính trung bình 12 h/ngày K2: Số ngày làm việc trong một năm 312 (ngày)
Vậy điện năng tiêu thụ cho việc chiếu sáng trong cả năm: Acs = 125 x 12 x 312 = 468000 (kwh)
6.3.4.2 Điện động lực.
Thời gian làm việc trong ngày tính trung bình cho toàn bộ máy móc là 6 h Số ngày làm việc trong một năm 312 (ngày)
Vậy : Ađl= 638 x 6 x 312 = 1194336 (kwh) 6.3. 4.3. Vậy điện năng tiêu thụ hàng năm của nhà máy: A = Ađl+ Acs = 468000 + 1194336 = 1662336 (kWh) 6.3. 4.4. Điện năng tiêu thụ thực tế của nhà máy. ATT = A × kba Trong đó:
kba: Hệ số hao phí của máy biến áp kba=1,02 Vậy:
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 105
6.3.5. Xác định công suất và dung lượng bù
Việc xác định hệ số công suất cosϕ để có biện pháp nâng cao cosϕ của nhà máy, nhằm mục đích giảm tổn thất điện áp, điện năng cho nhà máy.
Ở chếđộ làm việc định mức, cosϕ được xác định theo công thức: cosϕ = ( ) (2 )2 P P + Q ∑ ∑ ∑ Trong đó:
ΣP: Tổng công suất các thiết bị tiêu thụđiện.
ΣQ: Tổng công suất phản kháng của các thiết bị tiêu thụđiện. ΣQ = P1tgϕ1 + P2tgϕ2 + P3tgϕ3 + … + Pntgϕn.
Thực tế thường làm việc non tải nên chọn hệ số cosϕ = 0,7 Æ tgϕ =1,02 Thông thường các máy phát điện có hệ số công suất là 0,8. Để có được hệ số
công suất tối đa cosϕ = 0,95 thì trong mạch điện phải mắc thêm tụ điện. Tổng công suất phản kháng cần bù cho đối tượng để nâng hệ số công suất từ cosϕ1 lên cosϕ2 là:
Qbù = Ptt x (tgϕ1 – tgϕ2).
tgϕ1: Tương ứng với cosϕ1, hệ số công suất ban đầu.
tgϕ2: Tương ứng với cosϕ2, hệ số công suất được nâng lên sau khi đã bù. Ta có: cosϕ1 = 0,7 Æ tgϕ1 = 1,02. cosϕ2 = 0,95 Æ tgϕ2 = 0,328. Vậy: Qbù = 763 x (1,02 – 0,328) = 528 (kW). 6.3.6. Chọn máy biến áp Công suất của máy biến áp: S = 2 2 phu tt Q P + = 7632 +528 2 = 861 (kW). Chọn máy biến áp nhãn hiệu TC3630/10 có các đặc tính sau: + Công suất định mức 1000 (kW) + Điện áp : 5 kV + Kích thước: (1580×1100×1920)mm + Khối lượng: 820kg + Số lượng: 1 thiết bị
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 106
6.3.7. Chọn máy phát dự phòng
Đểđề phòng điện lưới bị mất đột ngột, nhà máy có trang bị thêm 1 máy máy phát dự phòng với: +Công suất 500 kW +Chạy bằng dầu DO. +Điện áp định mức: 400 V +Tần số: 50 Hz +Hệ số công suất cos ϕ = 0,8
CHƯƠNG 7: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG 7.1. Vệ sinh
Vệ sinh là một công việc luôn được các nhà máy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm quan tâm, đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc và nghiêm ngặt. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong sản xuất, trong đó khâu vệ sinh đóng vai trò then chốt. Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, yêu cầu nước mắm sạch, chất lượng cao là yêu cầu tất yếu của người dân, của xã hội. Cần phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất để thu được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Có như vậy công ty mới có thể cạnh tranh, đứng vững và phát triển được.
Việc vệ sinh trong nhà máy bao gồm một số nội dung chính sau:
7.1.1. Vệ sinh cá nhân
- Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị đầy đủ quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động.
- Nhân viên kỹ thuật, kiểm nghiệm, pha đấu nước mắm phải được trang bị áo blu trắng, mũ trắng, khẩu trang và găng tay cao su.
- Trước và sau khi tiếp xúc với sản phẩm, sau khi đi vệ sinh, mọi người phải rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Cán bộ, công nhân khi tham gia vào sản xuất phải đảm bảo vệ sinh cá nhân, không mắc các bệnh truyền nhiễm và định kỳ kiểm tra sức khoẻ hàng năm
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 107
7.1.2. Vệ sinh thiết bị nhà xưởng
- Các loại thiết bị, dụng cụ sản xuất, dụng cụ chứa đựng có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với chượp và nước mắm phải được duy trì trong điều kiện vệ sinh; đảm bảo sạch trước khi sử dụng và rửa sau khi sử dụng.
- Trong quá trình làm vệ sinh và khử trùng thiết bị dụng cụ, không được làm nhiễm bẩn. Phải có nơi rửa riêng phù hợp với từng loại thiết bị dụng cụ.
- Thiết bị, dụng cụ sau khi đã làm vệ sinh, khử trùng phải được cất giữ và bảo quản đúng nơi quy định.
- Thiết bị, dụng cụ của từng công đoạn phải được để riêng và không sử dụng với mục đích khác.
- Cơ sở phải có kế hoạch làm vệ sinh đảm bảo nhà xưởng sạch sẽ. Hàng ngày phải có người chuyên trách quét dọn, thu gom chất thải.
- Các khu vực chế biến, chứa thành phẩm, đóng gói…..phải có quy định riêng phù hợp với điều kiện thực tế.
- Các cống rãnh thoát nước thải phải được quét dọn thường xuyên, đảm bảo không có bùn rác, không đọng nước, giảm thiểu mùi hôi.
- Cơ sở phải có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất.
7.2. An toàn lao động
Bảo hộ an toàn lao động cũng là một khâu quan trọng trong sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người lao động và tuổi thọ thiết bị.
Đối với nhà máy sản xuất bia, cần phải quan tâm tới một sốđiểm quan trọng sau đây:
7.2.1. Chống khí độc trong nhà máy
- Khí độc trong nhà máy nước mắm chủ yếu là khí sinh ra trong quá trình thủy phân cá.Các chất khí gồm NH3, khí chứa lưu huỳnh và các axit bay hơi. Do đó cần có ống thông khí cao nhằm khuếch tán khí lên cao giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh..
- Khói thải lò hơi: để hạn chế tác hại do khói thải lò hơi gây ra cho môi trường xung quanh, cần lắp đặt hệ thống ống khói cao trên 10m để khuếch tán khói lên cao, giảm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 108
7.2.2. An toàn khi vận hành thiết bị
- Các thiết bị chịu áp như lò hơi, cần được kiểm tra định kỳ, vận hành cẩn thận, đúng hướng dẫn.
- Các thiết bị khác cũng cần được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện hỏng hóc.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các đường ống, van, đồng hồ đo... để kịp thời xử lý sự cố.
- Công nhân khi vận hành phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, không bỏ vị trí khi đang làm việc, thực hiện nghiêm túc chếđộ giao ca.
7.2.3. An toàn vềđiện
Trong quá trình sản xuất, công nhân luôn phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị sử dụng điện, do đó cần chú ý:
- Phải thực hiện tuyệt đối nội quy an toàn vềđiện để tránh xảy ra sự cố hay tai nạn. Cách điện tốt các phần mang điện, đặc biệt là tại các khu vực có độẩm cao và nhiều nước.
- Bố trí các đường dây cách xa tầm tay hoặc lối đi lại của người sản xuất. Bố trí cầu dao điện hợp lý để có thể ngắt mỗi khi có sự cố.
7.2.4. Phòng cháy chữa cháy
Mỗi phân xưởng đều phải có thiết bị chữa cháy, đặt ở vị trí hợp lý để có thể dễ tìm khi có sự cố.
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 109
CHƯƠNG 8 :MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Môi trường trong sạch sẽ tác động tích cực tới sức khỏe, cuộc sống con người cũng nhưđộng, thực vật. Do vậy việc bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành, sạch sẽ, cải thiện môi trường ngày càng tốt hơn là nhiệm vụ quan trọng của cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, lượng nước thải, khí thải do các cơ sở công nghiệp thải ra ngày càng tăng, gây ra những tác động xấu đối với môi trường nếu không được xử lý một cách đúng đắn và hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, nhà nước đã ban hành luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước, góp phần cải thiện môi trường trong khu vực và trên toàn thế giới. Với sự yêu cầu cấp thiết như trên thì các nhà máy cần chú trọng đến công tác môi trường và các phương pháp xử lý môi trường. Do vậy nhà máy đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bã thải là bã cá được bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi để làm thức ăn gia súc hoặc để làm phân bón.
8.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như mùi hôi, tanh, nước thải, khói... Chất thải khí: chủ yếu sinh ra trong phân xưởng lò hơi, khói được xử lý tách bụi bằng Cyclon, sau đó thải ra môi trường bên ngoài.
Bã thải là bã cá được bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi để làm thức ăn gia súc hoặc để làm phân bón.
Nước thải: bao gồm nước nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải ra một lượng khá lớn 100 m3/ ngày và cũng là nguồn chính gây ô nhiễm.
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 110 Thành phần chủ yếu của nước thải là các hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm. Do đó đặc trưng của nước thải là hàm lượng COD, BOD cao, nồng độ muối cao.
Bảng 8.1. Thông số nước thải nhà máy nước mắm[9]
TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải Vượt tiêu chuẩn ( lần) 1 pH 4,7-5,2 2 SS mg/l 250 25 3 COD mg/l 1800 180 4 BOD5 mg/l 1200 300 5 T-N mg/l 18 6 T-P mg/l 2 2 7 Độđục NTU 90 45 8 Độ màu Pt-Co 250 17 9 Độ muối mg/l 4000 10 Nhiệt độ 0C 30 8.2. Phương pháp xử lý nước thải
Có 3 phương pháp xử lý nước thải bao gồm: cơ học, hóa học, và sinh học. Việc ứng dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào đặc tính của nước thải và các điều kiện về công nghệ.
8.2.1. Phương pháp cơ học
Phương pháp này là giai đoạn sơ bộ ban đầu, dùng để loại bỏ các hợp chất không tan trong nước thải. Các phương pháp cơ học thường dùng là lọc qua lưới, lắng, cyclon thủy lực, ly tâm.
http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 111
8.2.2. Phương pháp hóa học và lý học
Phương pháp này thường để thu hồi các chất quý hoặc để khử các chất độc hay các chất có ảnh hưởng xấu tới giai đoạn làm sạch sinh học về sau. Các phương pháp thông thường là oxy hóa, trung hòa, keo tụ, hấp phụ.
8.2.3. Phương pháp sinh học
Phương pháp xử lý sinh học thường dùng để loại trừ các chất phân tán nhỏ, keo, và các hợp chất hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Cơ sở của phương pháp là dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để xây dựng tế bào và sinh năng lượng.
Phương pháp sinh học để xử lý nước thải chia làm 2 loại tùy theo điều kiện xảy ra quá trình phân hủy. Đó là:
- Xử lý hiếu khí: là quá trình phân hủy xảy ra với sự có mặt của oxy
- Xử lý kỵ khí (yếm khí): là quá trình phân hủy xảy ra trong điều kiện không có mặt của oxy
Các mô hình xử lý bằng phương pháp sau:
- Các quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện tự nhiên như: bãi lọc, cánh đồng túi, bể sinh học (bể hiếu khí, bể kỵ khí).
- Quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện nhân tạo bao gồm: hiếu khí có bể biophin, bể caroten, mương oxy hóa tuần hoàn, kỵ khí có thiết bị phân hủy, bể phân hủy hoặc lò phản ứng kỵ khí,…
Tính chất nước thải nhà máy nước mắm hầu như chỉ ô nhiễm chất hữu cơ. Hàm lượng SS không cao. Tỉ lệ BOD5 : COD là 0,66 nên nước thải này thích hợp được xử lý bằng công trình sinh học. Tuy nhiên cần lưu ý là nước thải nhà máy nước mắm có nồng độ muối cao, đây là yếu tố sẽảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của vi sinh vật