Skeletic Ferrasols FRs Đất đỏ nhiều đá lẫn ,34

Một phần của tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 34)

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

16 Skeletic Ferrasols FRs Đất đỏ nhiều đá lẫn ,34

Total area 3.260,40 100

Qua bảng 01 chúng ta thấy rằng xã Hương Bình có diện tích đất đai tương đối lớn, các nhóm đất, loại đất phong phú, đa dạng nhưng phân bố không đều và không đồng nhất.

4.1.1.6 Tài nguyên nước:

Là một xã miền núi nên tài nguyên nước trên địa bàn xã rất ít, với diện tích chỉ chiếm 0,43 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, nguồn cung cấp nước chủ yếu là từ các khe, suối và các ao, hồ chứa nước, việc sản xuất của người dân vẫn còn phụ thuộc vào nước trời.

4.1.1.7 Tài nguyên rừng:

Trên địa bàn toàn xã Hương Bình có 3047,32 ha đất lâm nghiệp chiếm 47,95 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

- Đất rừng sản xuất chiếm 1767,59 ha - Đất rừng phòng hộ chiếm 1279,73 ha.

Hàng năm việc trồng rừng vẫn được duy trì theo hai hướng, đó là: trồng tập trung và trồng phân tán nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. Các cây trồng chủ yếu là: Tràm và keo.

4.1.1.8 Tài nguyên nhân văn:

Hầu như trên địa bàn xã không có người dân tộc sinh sống mà chủ yếu là người Kinh, đa phần người dân là từ vùng đồng bằng di cư lên, theo phong trào “Đi kinh tế mới”. Trình độ dân trí của người dân vẫn còn ở mức thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào lao động nông nghiệp, họ sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất thấp và chất lượng không cao.

4.1.1.9 Cảnh quan môi trường:

Nông – lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của xã, các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh nên môi trường ở đây ít bị ô nhiễm, khí hậu trong lành, mát mẻ. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng lên, do đó việc khai thác các nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải thiết lập được một hệ thống các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua các khâu thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải đến địa điểm xử lý là các bãi rác. Xây dựng các biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc nhằm hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi dẫn đến thoái hóa đất.

Môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất ở Hương Bình hiện nay đang ở trong tình trạng ổn định, chưa xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa và ô nhiễm. Nhưng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nếu không có biện pháp bảo vệ thích hợp thì nguy cơ thoái hóa và cạn kiệt các nguồn tài nguyên là khó tránh khỏi. Đặc biệt chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn đang diễn ra, bên cạnh đó cũng cần có các chiến lược phát triển kinh tế hợp lý vừa đảm bảo các chỉ tiêu phát triển vừa không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội4.1.2.1 Tình hình kinh tế 4.1.2.1 Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của xã vẫn chưa được chuyển dịch một cách tích cực, nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể.

* Lĩnh vực nông nghiệp:

Đây là lĩnh vực phát triển chủ yếu trong nền kinh tế của xã, đời sống của nhân dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn chưa cao, hiệu quả kinh tế mang lại vẫn còn thấp. Cơ cấu giữa cây trồng và vật nuôi có sự chênh lệch khá lớn, hiện tại thì trồng trọt đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nông nghiệp còn chăn nuôi ít phát triển hơn. Trong trồng trọt thì cơ cấu cây trồng lại đơn điệu, tính đến cuối năm 2008 toàn xã đã vận động nhân dân gieo trồng hết diện tích lúa hiện có là: 48,07 ha vụ Đông Xuân và 30 ha vụ Hè Thu, năng suất bình quân đạt 45 tạ / ha. Diện tích trồng Lạc là: 19 ha (KH 25 ha), năng suất bình quân 17 tạ / ha. Diện tích trồng sắn KM94 là: 163 ha, sản lượng ước đạt 25 tấn / ha.

Năm 2008 toàn xã có 990,26 ha cao su trên 1228,33 ha đất cao su đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó 290,92 ha đã đưa vào khai thác. Đất rừng sản xuất là 1767,59 ha bao gồm 219,52 ha rừng theo dự án WB3. Tổng diện tích cây ăn quả trên toàn xã là: 48,5 ha, chủ yếu là cam và quýt.

Trong chăn nuôi, năm 2008 toàn xã có 150 con trâu, 463 con bò, 592 con lợn, đàn gia cầm có 3.500 con. Do nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, nên hầu như không có dịch bệnh xảy ra, đàn gia súc gia cầm phát triển tốt.

* Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Là một xã phát triển chủ yếu về nông nghiệp nên ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn chậm phát triển. Trong thời gian qua nhờ sự quan tâm thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với các ngành nghề nên các ngành nghề có sẵn ở địa phương được duy trì và phát triển như: ngành mộc, ngành xây dựng… Các dự án đầu tư còn thiếu, nguồn lực huy động trong nhân dân còn khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đầu tư, biện pháp quản lý chưa chặt chẽ. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai tổ chức thực hiện thi công các công trình và việc chọn lựa đầu tư của các chương trình dự án.

Trong tương lai cần khuyến khích vận động nhân dân mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: cơ khí, xây dựng công nghiệp và mộc dân dụng trên địa bàn xã để giải quyết công việc làm ăn cho người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Lĩnh vực dịch vụ

Xã Hương Bình có ngành dịch vụ còn nhỏ bé, nghèo nàn, phát triển một cách tự phát, còn hạn chế cả về qui mô và trình độ sản xuất, kém năng động, chậm đa dạng hóa các loại hàng và các loại hình kinh doanh dịch vụ. Việc mở rộng và phát triển thị trường còn yếu, các sản phẩm hàng hóa còn ít chưa phong phú. Các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng như: cung ứng vật tư, phân bón, cây con giống…

Trong những năm tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chung của toàn xã thì cần hình thành và phát triển các quầy dịch vụ. Hoàn chỉnh qui hoạch khu trung tâm kinh tế của xã, đưa chợ Hương Bình vào hoạt động để tạo điều kiện thu hút và phát triển các ngành dịch vụ thương mại. Ngoài ra cần phải tiếp tục phát triển dịch vụ vật liệu xây dựng và vật tư nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người dân.

4.1.2.2 Tình hình văn hoá, xã hội* Dân số: * Dân số:

Năm 2008 dân số của xã là 2551 khẩu, gồm 557 hộ, trong đó gồm 1321 nữ và 1230 nam. Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo hai bên tuyến đường tỉnh lộ 16 đi ngang qua xã. Mật độ dân số trung bình 40,14 người / km2. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2008 là 1,20 %. Trong những năm gần đây dân số gia tăng đã gây áp lực đối với sử dụng đất, bình quân diện tích trên đầu người đã giảm, nhu cầu đất đai cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng ngày càng tăng, đây là những vấn đề cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp với quỹ đất của xã .

* Lao động:

Lực lượng lao động của xã là 1.500 người chiếm 58,80 % tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, lao động tham gia các ngành công nghiệp hay dịch vụ rất ít. Cơ cấu lao động của xã Hương Bình năm 2008 được thể hiện cụ thể qua bảng 02.

Bảng 02: Cơ cấu lao động của xã Hương Bình năm 2008

Tiêu chí Số lượng

(người)

% so với tổng số

1. Tổng số lao động 1.500 100

Một phần của tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w