- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
2. Phân theo trình độ lao động
4.2.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp:
Đất sản xuất nông nghiệp năm 2008 của xã Hương Bình là 1.436,37 ha, chiếm 32,20 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm: Tổng diện tích 171,54 ha. Đây là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, gồm : Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng lúa: Trên địa bàn xã Hương Bình chỉ có đất chuyên trồng lúa nước, với diện tích 43,71 ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 45 tạ / ha. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành cùng với sự nổ lực phấn đấu của bà con nông dân đã góp phần đưa năng suất lúa ngày càng tăng.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Với diện tích 127,83 ha, các loại cây trồng chủ yếu là: lạc, sắn, ngô. Mặc dầu với điều kiện đất đai không được tốt, nhưng nhờ vào kinh nghiệm sản xuất nên năng suất hàng năm vẫn ổn định ở mức khá cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm là: 1.264,83 ha, chiếm đến 88,06 % tổng số đất sản xuất nông nghiệp. Bao gồm 2 loại, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày (chủ yếu là cao su).
+ Cây ăn quả: Hai loại cây trồng chính hiện nay là cam và quý, Tuy nhiên, do điều kiện đất đai không phù hợp và thường hay bị sâu bệnh nên năng suất không cao, nhiều hộ đang phá vườn cây ăn quả để thay vào đó những loại cây trồng có hiệu quả cao hơn như: cao su, sắn…
+ Cây công nghiệp dài ngày: Hiện nay, cao su là loại cây được trồng nhiều nhất trên địa bàn xã. Bước đầu, loại cây này đang đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân và là cây “xóa đói, giảm nghèo” rất hiệu quả.