0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

BẢN ĐỒ THÍCH NGHI HIỆN TẠ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG BÌNH – HUYỆN HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 74 -79 )

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

BẢN ĐỒ THÍCH NGHI HIỆN TẠ

XÃ HƯƠNG BÌNH - HUYỆN HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TỶ LỆ 1 : 10.000

Bảng 30: Tổng hợp kết quả thích nghi hiện tại

Hạng thích nghi

Số đơn vị

đất đai Đơn vị đất đai

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) S1 0 - S2 1 20 86,25 2,64 S3 9 1,2,3,10,11,12,14,15,16 2.069,9 63,49 N 14 4,5,6,7,8,9,13,17,18,19,21,22,23,2 4 1.104,25 33,87 Tổng 24 1 - 24 3.260,40 100

Kết quả thu được là: Không có đơn vị đất đai nào rất thích nghi cho trồng cây cao su ở xã Hương Bình, ở mức thích nghi trung bình có 1 đơn vị, ở mức ít thích nghi có 9 đơn vị và có đến 14 đơn vị không thích nghi. Các yếu tố hạn chế thường là: Loại đất, tầng dày đất, thành phần cơ giới, độ dốc.

4.6 Xây dựng bản đồ thích nghi tương lai4.6.1 Phân hạng thích nghi tương lai 4.6.1 Phân hạng thích nghi tương lai

4.6.1.1 Phân tích khả năng tác động lên các yếu tố thành phần và đề xuất các biện pháp cải thiện: các biện pháp cải thiện:

Thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng các đơn vị bản đồ đất đai được xây dựng từ các yếu tố cấu thành khác nhau. Các yếu tố đó là: Loại đất, tầng dày đất, thành phần cơ giới, độ dốc, độ phì, pH, ngoài ra còn có sự tham gia hỗ trợ của các yếu tố về mặt xã hội như: Giao thông, thủy lợi, kỹ thuật canh tác.

Trong số những yếu tố cấu thành trên, một số yếu tố có thể thông qua quá trình canh tác hay các biện pháp kỹ thuật thì sẽ nâng cao được chất lượng như: độ phì, pH, giao thông, thủy lợi, kỹ thuật. Bên cạnh đó, một số yếu tố chúng ta không thể làm thay đổi được như: loại đất, tầng dày, độ dốc. Đối với yếu tố là thành phần cơ giới, chúng ta có thể thay đổi được, bằng cách hữu hiệu nhất là bón phân hữu cơ, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi một thời gian rất lâu và rất khó khăn.

Trên cơ sở đó, tôi đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện từng bước một số yếu tố có thể thay đổi được, để nâng cao hạng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai.

* Độ phì: để nâng cao độ phì trong đất, chúng ta cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh…đồng thời kết hợp với phân vô cơ, phải bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. Mặt khác, cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, tránh làm mất đi lớp đất mặt.

* pH: Đa số đất đai xã Hương Bình có tính chua vừa đến chua ít, vì vậy cách hữu hiệu nhất là bón vôi hợp lý, khoa học, tăng cường luân canh để trung hòa độ chua trong đất.

* Giao thông: Để nâng cấp hệ thống giao thông, chính quyền địa phương đã có những dự án mở rộng đường, bê tông hóa hoặc rải cấp phối một số tuyến đường chính. Những đoạn đường khó đi sẽ được khắc phục, cải thiện trong thời gian tới.

* Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi hiện nay vẫn còn quá yếu kém, để cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nhất là vào mùa khô, thì cần phải xây dựng hệ thống thủy lợi rộng khắp, đồng thời phải kiên cố hóa hệ thống kênh, mương nội đồng.

* Kỹ thuật: Muốn nâng cao trình độ canh tác của người dân, thì chính quyền địa phương phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan kỹ thuật và chuyên ngành nông nghiệp, để tuyên truyền, phổ biến và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ trồng cao su với nhau.

* Thành phần cơ giới: Thực tế, rất khó làm thay đổi thành phần cơ giới đất, nhưng thông qua biện pháp làm đất, cày, bừa, phơi ải, bón phân hữu cơ, luân canh cây trồng, thì chúng ta cũng sẽ cải thiện được một phần nào đó.

4.6.1.2 Kết quả phân hạng thích nghi tương lai:

Trong tương lai, nếu các yếu tố thành phần mà tôi đã nêu được khắc phục, cải thiện, kết hợp với yêu cầu của loại hình sử dụng đất trồng cao su và đặc tính

của các đơn vị bản đồ đất đai. Tôi tiến hành phân hạng thích nghi tương lai cho các đơn vị bản đồ đất đai, với loại hình sử dụng đất trồng cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 31.

Bảng 31: Kết quả phân hạng thích nghi tương lai Đvt: ha Đơn vị Diện tích

Hạng của các yếu tố đánh giá đất

G* D* T* SL* P pH GT TL KT Hạng 1 228,43 S3 S3 S3 S3 S2 S2 S1 S2 S1 S3g,d,t,sl 2 88,4 S3 S3 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S1 S3g,d,t 3 25,92 S3 S1 S1 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2sl,p,pH,gt,tl,kt 4 93,9 S3 S1 N S3 S2 S2 S2 S1 S2 Nt 5 201,36 S2 S2 N S3 S2 S2 S2 S2 S2 Nt 6 30,2 S2 S2 N S2 S2 S2 S2 S2 S2 Nt 7 75,58 S2 N S3 S2 S2 S3 S1 S1 S1 Nd 8 73,49 S3 S1 N S2 S2 S2 S1 S2 S1 Nt 9 99,09 S3 N S3 S2 S2 S2 S1 S1 S1 Nd 10 112,13 S2 S3 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S3d,t 11 406,28 S3 S1 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S3g,t 12 167,87 S2 S3 S3 S3 S2 S2 S2 S2 S2 S3d,t,sl 13 64,68 S2 S1 N S2 S2 S2 S1 S1 S1 Nt 14 34,69 S2 S1 S3 S3 S2 S2 S1 S2 S2 S3t,sl 15 321,22 S2 S1 S3 S2 S2 S2 S1 S2 S1 S3t 16 684,96 S2 S2 S3 S2 S2 S2 S2 S1 S2 S3t 17 23,09 S2 S3 N S2 S2 S2 S1 S2 S2 Nt 18 3,05 S3 S3 N S2 S2 S2 S1 S2 S2 Nt 19 135,35 S3 S2 N S2 S2 S2 S1 S1 S1 Nt 20 86,25 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 S1 S2 S2g,,sl,p,pH,gt,kt 21 17,33 S2 S2 N S1 S1 S2 S2 S2 S2 Nt 22 16,34 S1 S1 N S3 S1 S2 S2 S2 S1 Nt 23 24,29 N N S3 S2 S2 S3 S2 S2 S2 Ng,d 24 246,5 S3 S2 N S3 S2 S2 S2 S2 S2 Nt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG BÌNH – HUYỆN HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 74 -79 )

×