- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐA
4.4.1 Khái quát tình hình phát triển cây cao su.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu của Ủy ban nhân dân xã, điều tra, khảo sát thực địa cũng như phỏng vấn hộ nông dân, tôi nhận thấy rằng: cơ cấu
cây trồng của địa phương chủ yếu là sao su, được trồng từ năm 1993 nhưng mãi đến năm 2001 mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trung bình mỗi ha trồng 550 cây cao su. Diện tích trồng cao su phân bố trên cả 7 thôn, trong đó thôn Bình Dương có diện tích lớn nhất. Trên địa bàn toàn xã có 478 hộ tham gia trồng cao su trong tổng số 557 hộ, chiếm 85,82 %, tổng diện tích trồng cao su được thể hiện cụ thể qua bảng 18.
Năm 2008 tổng diện tích đất trồng cao su được cấp GCNQSDD là: 1.099,77 ha (chưa kể 128,56 ha của trại Bình Điền), tuy nhiên diện tích trồng thực sự chỉ là: 990,26 ha, trong đó 290,92 ha đã đưa vào khai thác. Việc trồng và chăm sóc cây cao su thực sự không tốn nhiều công lao động, năm đầu tiên do phải xử lý thực bì, làm đất, trồng…nên tốn khoảng 90 – 100 công / ha. Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm chỉ phải làm cỏ và bón phân từ 2 – 3 lần, tính ra khoảng 30 công / ha. Năm thứ 7 là năm bắt đầu khai thác mủ cao su, công lao động cho việc lấy mủ hàng năm khoảng 60 công / ha / năm. Hiện nay, do nguồn cung cấp phân hữu cơ khan hiếm nên các hộ dân thường bón phân vô cơ, chủ yếu là phân NPK, cây cao su sẽ cho năng suất và chất lượng mủ cao hơn nếu được bón phân đầy đủ, hợp lý.
Sự chênh lệch về năng suất mủ cao su giữa các hộ là không lớn. Thời gian khai thác mủ trong năm là khoảng 9 tháng, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12, 3 tháng còn lại nghỉ do cây cao su rụng lá. Mỗi tháng chỉ lấy mủ 20 ngày (lấy 2 ngày nghỉ 1 ngày). Năng suất trung bình đạt: 37,5 kg / ha / ngày, như vậy mỗi năm thu được 6,75 tấn mủ / ha / năm, giá mủ cao su thường cao vào đầu vụ và giảm dần đến cuối vụ. (Xin xem thêm bảng phụ lục 02).
Về thị trường tiêu thụ, hàng ngày đều có “con buôn” đến từng hộ để thu mua mủ, đây là điều kiện thuận lợi cho “đầu ra” của các hộ, tuy nhiên giá cao su thường phụ thuộc vào các con buôn này, người dân không thể nắm bắt giá chính xác trên thị trường, năm 2008 giá bán trung bình là: 7.000 đ / kg mủ. Theo ý kiến của người dân, vào những thời điểm giá mủ cao thì “cung không đủ cầu”.
Bảng 18: Tổng hợp diện tích trồng cao su.
Thôn Số hộ Năm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng diện tích (ha) Hương Sơn 44 32,36 15,10 8,71 11,46 9,04 6,26 4,2 2,4 89,53 Bình Toàn 68 68,11 16,81 4,88 15,02 22,16 5,8 3,6 0 136,38 Hải Tân 78 61,95 27,53 12,67 41,50 18,36 10.73 4,3 2,85 179,89 Bình Dương 85 93,08 38,65 42,93 42,45 20,77 5,56 1.1 0,5 245,04 Tân Phong 65 61,84 32,50 28,62 32,72 19,36 2,4 1,3 1,1 179,84 Hương Lộc 84 63,97 59,65 20,96 14,60 11,49 2,41 1,9 0 174,98 Hương Quang 54 37,13 28,48 16,69 4,85 3,16 3,1 0,7 0 94,11 Tổng cộng 478 418,44 218,72 135,46 162,60 104,34 36,26 17,1 6,85 1.099,77 64
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cao su người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn như: lũ lụt, gió bão, thiếu vốn sản xuất, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, sâu bệnh phá hoại…làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy những vấn đề này cần được giải quyết tốt trong thời gian tới để phát triển diện tích cây cao su có hiệu quả.