Các yếu tố tự nhiên * Loại đất:

Một phần của tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 72)

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐA

4.4.3.1 Các yếu tố tự nhiên * Loại đất:

* Loại đất:

Cây cao su có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng nó sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất đỏ Bazan. Các loại đất của xã Hương Bình được phân hạng như sau:

Bảng 19: Phân hạng loại đất theo mức độ thích nghi

Hạng thích nghi Loại đất

S1 Đất Ferralit S2 Đất xám

S3 Đất mới biến đổi N Đất tầng mỏng

* Tầng dày đất:

Cao su là cây trồng lâu năm, có bộ rễ lớn, ăn sâu, lan rộng, thân cây cao, to. Vì vậy đòi hỏi phải có tầng đất sâu, để cây có thể đứng vững và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Độ sâu tầng đất thích hợp cho việc trồng cao su lâu dài thường được quy định ít nhất là 2 m.

Bảng 20: Phân hạng tầng dày đất Hạng thích nghi Tầng dày đất S1 > 100 cm S2 70 – 100 cm S3 50 – 70 cm N < 50 cm * Thành phần cơ giới đất:

Cây cao su rất dễ bị gãy, đổ khi có gió mạnh và cũng không chịu được lâu trong điều kiện ngập úng, do đó thành phần cơ giới quá xốp hay quá chặt đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây cao su. Chính vì vậy, để đảm bảo cho đất, vừa có độ ẩm thích hợp vừa không bị ngập nước và giúp cây đứng vững, thì thành phần cơ giới thịt trung bình là thích hợp nhất.

Bảng 21: Phân hạng thành phần cơ giới

Hạng thích nghi Thành phần cơ giới

S1

S2 Thịt nhẹ

S3 Thịt nặng

N Sét

* Độ dốc:

Độ dốc là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình quy hoạch vùng trồng cao su. Địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt, vận chuyển và khai thác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với vùng có độ dốc lớn. Tốt nhất nên trồng cao su ở địa hình dốc nhỏ hơn 80. Độ dốc từ 8 – 160 cũng có thể trồng cao su nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn như: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức hoặc kết hợp trồng thêm cây chống xói mòn. Nếu độ dốc trên 160 thì không nên trồng cao su.

Bảng 22: Phân hạng độ dốc Hạng thích nghi Độ dốc S1 < 30 S2 30 - 80 S3 80 - 150 N * Độ phì:

Độ phì là đại lượng được tổng hợp từ đạm (N), lân (P), kali (K) và chất hữu cơ. Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cao su rất cần N, P, K , chúng có mặt ở tất cả các bộ phận của cây với thành phần và hàm lượng khác nhau. Lượng N, P và K bị lấy đi theo những mức năng suất khác nhau, vì vậy hàng năm chúng

ta cần phải thường xuyên bón phân để cây luôn xanh tươi và cho năng suất cao. Loại đất có độ phì càng cao thì càng thích hợp cho cây cao su.

Bảng 23: Phân hạng độ phì Hạng thích nghi Độ phì S1 S2 Khá S3 Trung bình, nghèo N * pH:

Cây cao su không có yêu cầu đặc biệt về pH. Nó có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong phạm vi pH từ 3,5 – 7,5. Tuy nhiên thông thường vẫn là từ 4 – 7. Bảng 24: Phân hạng pH Hạng thích nghi pH S1 S2 S3 4 - 5 N < 4 4.4.3.2 Các yếu tố xã hội * Giao thông:

Giao thông có ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu, thông thương, vận chuyển sản phẩm, phân bón, vật tư nông nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngược lại. Khu vực nào có giao thông thuận lợi thì chi phí vận chuyển,

thời gian đi lại sẽ giảm đáng kể so với khu vực giao thông không thuận lợi, vì thế chi phí đầu tư sẽ giảm xuống và lợi nhuận sẽ tăng lên. Nhìn chung, giao thông xã Hương Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng về cơ bản nó đã đáp ứng được nhu cầu của bà con. Hiện nay, hệ thống giao thông ngày càng được khắc phục, cải thiện, mở rộng, xây dựng mới, nhằm đáp ứng tốt hơn vấn đề giao thông, đi lại. Theo kết quả khảo sát thực địa và ý kiến chủ quan của tôi, việc phân hạng đơn vị đất đai theo giao thông được thể hiện như sau:

Bảng 25: Phân hạng đơn vị đất đai theo giao thông.

* Thủy lợi:

Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cao su nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Hương Bình vẫn còn quá yếu kém chưa tương xứng với tiềm năng phát triển cao su của vùng. Hiện tượng thiếu nước vào mùa khô vẫn thường xuyên xảy ra.

Bảng 26: Phân hạng đơn vị đất đai theo thủy lợi

* Kỹ thuật canh tác:

Hạng thích nghi Ký hiệu Đơn vị đất đai

S1

S2 GT1 1, 7, 8, 9, 13, 14, 15, 17, 18, 19

S3 GT2 2, 3, 4, 5, 6, 10, 11, 12, 16, 20, 21, 22, 23, 24

N

Hạng thích nghi Ký hiệu Đơn vị đất đai

S1

S2 TL1 4, 7, 9, 13, 16, 19, 20, 21

S3 TL2 1, 2, 3, 5, 6, 8, 10, 11, 12, 14, 15, 17, 18, 22, 23, 24

Người dân xã Hương Bình đã có kinh nghiệm trồng cây cao su từ lâu, bắt đầu từ năm 1993. Họ đã rút ra nhiều bài học quý báu trong việc trồng, chăm sóc và khai thác cao su. Tuy nhiên, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại vẫn còn yếu kém. Qua điều tra, phỏng vấn hộ nông dân, tôi phân hạng đơn vị đất đai theo kỹ thuật canh tác như sau:

Bảng 27: Phân hạng đơn vị đất đai theo kỹ thuật canh tác

Bảng 28: Tổng hợp xếp hạng các yếu tố chẩn đoán

Yếu tố Ký hiệu Xếp hạng các yếu tố

S1 S2 S3 N Loại đất G 4 1 2 3 Tầng dày đất D 1 2 3 4 Thành phần cơ giới T - 3 2 1 Độ dốc SL 1 2 3 - Độ phì P - 1 2, 3 - pH pH - - 2 1 Giao thông GT - 1 2 - Thủy lợi TL - 1 2 - Kỹ thuật canh tác KT - 1 2 -

Một phần của tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w