- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
BẢN ĐỒ THÍCH NGHI TƯƠNG LA
4.7.2.1 Hiệu quả về kinh tế:
Qua kết quả xử lý phiếu điều tra nông hộ, cho thấy chi phí để trồng cây cao su bao gồm: giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động, dụng cụ khai thác mủ…Chi phí trong 6 năm đầu là: 44.250.000 đ / ha. Cây cao su trồng đến năm thứ 7 thì bắt đầu cho thu hoạch, chu kỳ của cây cao su là 24 năm, tổng chi phí trong 24 năm vào khoảng 254.100.000 đ/ ha. Năng suất mủ trung bình của cây cao su là: 6,75 tấn / ha / năm, giá mủ trung bình trên thị trường năm 2008 là: 7.000 đ / kg. Vào cuối kỳ kinh doanh, gỗ của cao su cũng rất có giá trị, ước tính giá bán vào khoảng: 1.800.000 đ / m3, năng suất gỗ đạt: 246 m3 / ha. Như vậy, tổng thu nhập sau 24 năm là: 1.293.300.000 đ / ha / 24 năm, tổng lợi nhuận thu được khoảng: 1.039.200.000 đ / ha / 24 năm. Theo tính toán, tổng số công lao động trong 24 năm là: 2.070 công / ha / 24 năm. Vậy giá trị ngày công lao động là: 502.029 đ / ngày.
(Xin xem thêm phụ lục 02)
So sánh với sản xuất lúa, năng suất trung bình đạt 45 tạ / ha, giá bán là 5.000 đ / kg. Tính được giá trị ngày công lao động là: 59.868 đ / ngày, thì còn thua gần 8,4 lần so với trồng cao su.
So với trồng sắn công nghiệp, năng suất đạt 250 tạ / ha, giá bán 450 đ / kg, giá trị ngày công lao động là: 41.500 đ / ngày, thấp hơn gần 12,1 lần.
Giá trị ngày công lao động đối với trồng lạc là: 45.828 đ / ngày, thấp hơn 10,9 lần và giá trị ngày công lao động đối với trồng ngô là: 49.428 đ / ngày, cũng còn thua đến 10,2 lần. (Xin xem thêm phụ lục 03)
Kết luận, sản xuất cây cao su đang đem lại lợi nhuận rất lớn cho người dân trên địa bàn xã Hương Bình.